THÀNH-CÁT-TƯ HÃN VÀ ĐẾ QUỐC MÔNG CỔ - Trang 9

3. Thành-cát-tư Hãn gây dựng binh lực Mông Cổ

Khoảng năm 1165, bên bờ sông Onongol, một chi lưu của sông Hắc Long
Giang, thuộc xứ sở của người Mông Cổ, vợ của tù trưởng bộ lạc Khalkha,
một bộ lạc nhỏ, sinh ra một bé trai đặt tên là Temujin, phiên âm ra tiếng
Tàu rồi đọc theo âm Hán-Việt là Thiết Mộc Chân. Đứa bé này tính nết hung
tợn, nhưng có nhiều mưu lược và tài lãnh đạo. Người cha chiếm đoạt một
bảo vật nào đó, bị chủ nhân của bảo vật mưu hại bằng thuốc độc. Mồ côi
cha từ thuở lên chín, lúc thiếu thời, Thiết Mộc Chân cùng em ruột săn bẫy
thỏ, đánh bắt cá để sinh nhai, mẹ hái rau, hái quả nuôi gia đình. Lúc trưởng
thành, Thiết Mộc Chân đứng lên ra sức mưu đồ thống nhất các bộ lạc sinh
sống rời rạc. Lúc bấy giờ, dân Mông Cổ có khoảng ba chục bộ lạc. Năm
1206, Thiết Mộc Chân được các tù trưởng công nhận là chúa, người Mông
Cổ tôn là Genghis Khan, tức là Thành-cát-tư Hãn. Từ ngữ “Khan” của
người Mông Cổ có nghĩa là vua, là chúa. Người Tàu đọc trại ra, rồi người
Việt đọc theo âm Hán-Việt là “Hãn”. Trong vòng ba năm, từ năm 1206 đến
năm 1209, Thành-cát-tư Hãn không những đã thống nhất được người Mông
Cổ, mà còn thống nhất được hầu hết các bộ lạc sinh sống ở miền Mạc Bắc.
Và cũng trong thời gian này, ông đã thành lập được đội quân Mạc Bắc hùng
mạnh mà nòng cốt là người Mông Cổ.
Quân Mông Cổ không đông, không lúc nào trên 110 ngàn người. Hầu như
họ đánh đâu thắng đấy, lập nên một đế quốc rộng lớn vào bậc nhất nhân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.