có dự định gì.” Lá thư nói với vị hãn rằng Chúa trời đã ban toàn bộ
quyền lực trên Trái đất cho Giáo hoàng ở Rome, và ông là người
duy nhất có quyền truyền đạt lời nói của Người.
Sau khi quan lại Mông Cổ biết rằng Carpini không mang theo
cống phẩm và không có ý định quy phục, họ gần như không để tâm
tới ông nữa, nhưng trong một lá thư vào tháng Mười một năm 1246
vẫn còn tới ngày nay, Quý Do hỏi Giáo hoàng các câu hỏi hiển
nhiên: Làm sao ngài biết Chúa tha tội cho ai và nhân từ với ai? Làm
sao ngài biết Chúa đồng ý với những lời ngài nói? Quý Do chỉ ra
rằng Chúa đã ban cho người Mông Cổ, chứ không phải Giáo hoàng,
quyền cai trị thế giới từ nơi mặt trời mọc tới nơi mặt trời lặn. Chúa
muốn người Mông Cổ truyền bá mệnh lệnh và luật lệ của ngài qua
Pháp điển của Thành Cát Tư Hãn. Sau đó, ông khuyên Giáo hoàng
tới Karakorum cùng với các hoàng tử của ngài để bày tỏ lòng kính
trọng với vị hãn Mông Cố.
Mối liên lạc ngoại giao trực tiếp đầu tiên giữa châu Âu và miền
Viễn Đông đã biến thành một cuộc trao đổi thần học pha lẫn lời lẽ
xúc phạm tôn giáo. Dù có cùng đức tin, mối quan hệ mới mở ra giữa
hai bện đã tiêu cực và lầm lạc tới mức sau này cả nền tảng tôn giáo
chung cũng bị mai một. Cho tới thế hệ tiếp theo, người Mông Cổ vẫn
cố gắng xây dựng quan hệ thân thiết hơn với Ki-tô giáo ở châu Âu,
song cuối cùng, họ vẫn phải từ bỏ mọi hi vọng, và cùng với đó, từ bỏ
hoàn toàn Ki-tô giáo và lựa chọn đạo Phật và đạo Hồi.