vẫn chịu trách nhiệm cho họ. Nhưng từ tuổi 18 trở đi, và đôi khi sớm hơn,
bạn phải tự chèo lái cuộc sống. Bạn là kiến trúc sư thiết kế cho số phận của
mình. Cho dù cha mẹ bạn có nuôi dạy bạn thành công để trở thành người
hoàn toàn tự lập hay không, thì từ thời điểm đó trở đi, họ sẽ không có cơ hội
để nhìn lại. Từ lúc đó, việc bạn là ai, bạn có gì đều tùy thuộc vào bạn.
Một trong những mẩu truyện ngắn của Tolstoy viết về một nhóm trẻ con.
Người ta nói với chúng rằng, bí mật của hạnh phúc được giấu sau vườn nhà
chúng. Chúng có thể tìm thấy và sở hữu nó vĩnh viễn nếu như biết kiềm chế
để không làm một việc. Đó là, chúng không được nghĩ đến một con thỏ trắng
trong lúc tìm kiếm điều bí mật. Mỗi lần bọn trẻ đi tìm kiếm bí mật, chúng
đều cố không nghĩ về nó. Nhưng chúng càng cố thì chúng lại càng nghĩ về
con thỏ trắng, và lẽ dĩ nhiên, chúng không bao giờ có thể tìm ra bí mật của
hạnh phúc.
SĂN THỎ
Mỗi người đều có một “con thỏ trắng”, và đôi khi, rất nhiều con thỏ trắng.
Đó là những cái cớ bạn dùng để tránh đưa ra các mục tiêu rõ ràng và kiên
định theo đuổi những điều mà bạn thật sự mong muốn. Vì chất lượng trong
suy nghĩ quyết định chất lượng cuộc sống, nên bạn cần trở thành một người
suy nghĩ lão luyện nếu bạn khao khát muốn thực hiện khả năng của mình.
Một phần trong quá trình trở thành người suy nghĩ lão luyện là phải phân
tích một cách khách quan những khối trí tuệ, hay những lý do mà bạn có thể
sử dụng như cái cớ cho việc không tiến lên phía trước.
Một trong số những “con thỏ trắng” phổ biến nhất mà mọi người sử dụng để
bào chữa cho các ý định hạn chế bản thân là: “Tôi còn quá trẻ”, “Tôi đã quá
già”, “Tôi không có tiền bạc”, “Tôi không được giáo dục đầy đủ”, “Tôi có
quá nhiều hóa đơn phải thanh toán”, “Tôi chưa sẵn sàng”, “Tôi không làm
được việc đó vì sếp, bọn trẻ, cha mẹ tôi” hay các lý do khác.
Vậy “con thỏ trắng” của bạn là gì? Lý do bạn sử dụng để biện minh cho việc
không tạo ra những thay đổi cần thiết nếu bạn muốn đạt mục đích và thực
hiện được các giấc mơ là gì? Hãy đi “săn thỏ” trong chính cuộc sống của
bạn. Hãy phân tích chúng cẩn thận để xem chúng có giá trị gì không. Nếu
không, tống khứ chúng ra ngoài và đuổi chúng đi.
Dưới đây là một ví dụ đơn giản để kiểm tra những lý do của bạn. Hãy tự hỏi:
“Liệu có người nào, ở đâu đó cũng gặp cùng vấn đề và khó khăn như của
mình mà họ vẫn vượt qua được hay không?” Nếu câu trả lời là “có” thì lý do