vừa keo kiệt, vừa bất cận nhân tình, thành thử chẳng ai thèm lui tới giúp đỡ
Ấy chính vì thế mà hôm loạn ly giặc giã, bọn cung nữ thái giám ai lo phận
nấy, tìm đường trốn chạy, dù có biết cũng mặc kệ, chẳng thèm báo cho
nàng hay. Sáng sớm tinh sương, nàng thức dậy thì có ngờ đâu hoàng đế đã
ra đi, mọi vật xáo trộn không còn có thể hiểu nổi nữa.
Nàng giật mình hoảng sợ, và cũng lo cuốn gói theo. Nhưng lúc sắp lên
đường nàng thấy một đám cung nữ, thái giám già hùng hùng hổ bổ xông
vào phòng, rồi một tiếng gầm lên, tất cả đều động thủ. Trước hết, chúng
thắt cổ cho nàng chết, mắt không kịp nhắm, miệng không kịp ngáp, chỉ hắt
ra được mấy tiếng ặc ặc! Làm cái việc giết người xong, chúng làm thêm cái
việc cướp của! Bao nhiêu vàng ngọc châu báu của nàng, vơ vét hết ráo.
Thật đáng thương cho một kiếp đào hoa xinh đẹp như mộng, mà thây ma
nằm quanh queo trên giường không chôn cất, để mãi cho đến rữa đến nát,
ruồi bọ mang đi.
Số kiếp Hạnh Hoa Xuân đã thế, thì số kiếp Đà La Xuân cũng chẳng hơn gì.
Nàng sống dưới một cái am nhỏ, lễ Phật, ăn trường chay, hoàn toàn trong
trắng, không bận chút hồng trần. Người trong cung ai thấy nàng cũng lấy
làm thương xót.
Ấy cũng nhờ vậy nên khi hoàng đế đã bỏ chạy lên Nhiệt Hà, nàng được
viên tổng quản thái giám ngầm tới báo tin cho hay.
Từ khi bước chân vào cung. Đà La Xuân đã coi cái chết như vô nghĩa, bởi
thế, khi nghe viên thái giám báo tin, nàng chẳng hề hoảng sợ, vẫn thản
nhiên tụng kinh niệm Phật, gõ mõ điểm chuông. Bọn cung nhân và thái
giám đã đi hết, nàng bỗng lại thấy một tên tiểu thái giám tới khuyên nàng
nên chạy ra khỏi vườn, còn nói thêm cho nàng biết trong vườn chẳng còn ai
tra xét, có thể yên tâm mà đi thẳng về nhà.
Đà La Xuân nghe nói có thể về nhà được, bỗng thấy xúc động, lòng nhớ cố
hương dâng lên ào ạt. Thể là nàng gói ghém chút ít đồ đạc quần áo, theo
gót tên tiểu thái giám ra khỏi am. Nàng bước qua từng khu vườn này tới
dãy nhà khác, chỗ nào cũng vắng lặng quạnh hiu, khiến lòng càng thêm ảo
não.
Nàng nghĩ thân phận mình: mẹ nàng thì đã vì thương nàng mà chết tại