bắt hắn sè giao cho Tăng Quốc Phiên thi hành mau chóng và đem hắn
chính pháp tức khắc.
Việc quan trọng này ví thử sơ sót không chu đáo thì đó là lỗi của các đao
phủ sẽ bị tra hỏi sau này, còn bọn tuỳ tùng xét ra nếu thuộc loại thổ phỉ, thì
bắt ngay rồi phân biệt ra từng loại mà nghiêm phạt, khỏi cần phải tâu xin ý
chỉ nữa.
Hãy chiếu theo tờ mật vụ sáu trăm dặm này mà thi hành. Khâm thử" .
Mười ngày sau khi chém tên thái giám An Đắc Hải, Từ An thái hậu lại sai
Cung thân vương soạn thảo đạo chỉ dụ thứ nhì, nội dung như sau:
"Ngày mồng ba tháng này, Đinh Bảo Trinh căn cứ vào tờ bẩm của tri phủ
Đức Châu là Triều Tân tâu rằng có tên thái giám họ An đi trên chiếc
thuyền lớn tự xưng là khâm sai, đi lo may long y, cạnh thuyền có treo cờ
long phụng lại đem theo rất nhiều trai gái, suốt dọc đường phách lác bịp
bợm khiến nhân dân hết sức kinh hãi". Do đó ta đã hạ dụ sai các đốc phủ
các tinh Trực Lệ, Sơn Đông, Giang Tô lùng bắt và đem chính pháp tức
khắc. Nay theo tờ sớ của Đinh Bảo Trinh tâu lên thì tên thái giám phạm
pháp là An Đắc Hải đã bị bắt và bị chém tại huyện Thái Ân. Còn bọn tuỳ
tùng thì cũng ngày hôm nay ta đã truyền dụ cho Đinh Bảo Trinh phân biệt
tội trạng để nghiêm trị.
Gia pháp của triều ta rất là nghiêm ngặt đối với bọn hoạn thư đời này tới
đời kia, nếu phạm ắt bị trừng trị. Bởi thế, mỗi khi có kẻ ra ngoài phách lác,
bịp bợm, sinh sự, không kẻ nào là không bị trị tội tức khắc. Ấy thế mà tên
thái giám An Đắc Hải dám lớn mật làm càn, gây ra không biết bao chuyện
bất pháp, tội chết thực là đáng! Kể từ nay về sau bọn thái giám phải mở
mắt nhìn rõ sự nghiêm phạt để dốc lòng kính sợ cố tránh. Viên đại thần
tổng quản nội vụ phủ phải nghiêm sức cho bọn tông quản thái giám. Từ
nay về sau phải kiểm soát gắt gao bọn thái giám trực thuộc để chúng hết
sức cẩn thận khi thừa hành phận sự.
Nếu có kẻ không chịu an phận mình ra ngoài gây chuyện thì chẳng những
kẻ chính phạm đã phải chiếu luật trị tội mà đến cả tên thái giám tổng quản
cũng bị trừng phạt nữa.
Ngoài ra, cũng cần thông dụ thẳng cho các đốc, phủ các tỉnh cần nghiêm