sĩ Lục bộ, Cửu khanh, Hàu chiếm khoa đạo hội đồng nghị sự. Kết quả của
cuộc đại nghị hôm đó bảo là Ngô Khả Độc chẳng hiểu gì về triều đình và
gia pháp, khỏi cần đem ra hội nghị. Thành thử cái chết của Độc là cái chết
"độc", cái chết oan, chết mà chẳng được một việc gì. Nếu gọi là được chỉ
có một đạo chỉ dụ nhị tuất cho quan hàm ngũ phẩm mà thôi. Sau cái chết tỉa
Ngô Khả Độc, chẳng thấy một vị quan nào cả gan dâng sớ về chuyện lập tự
cho Đồng Trị hoàng đế nữa.
Lại nói Từ Hi thái hậu từ khi lập Quang Tự lên ngai vàng thì tha hồ thao
túng quyền hành. Hằng ngày hai bà thái hậu rủ rèm nghe chính tại triều,
nhưng người ta chỉ thấy lời của Từ Hi thái hậu. Ví thử có một vài lời nào
đó của Từ An thì thực ra cũng chẳng được ai nghe.
Hồi này tên thái giám Lý Liên Anh đã được Từ Hi thái hậu sủng ái và tin
dùng lắm, được thăng lên chức tổng quản.
Anh vốn tên ma đầu khôn ranh, cố tìm cách khai thác thời cơ. Anh biết thái
hậu thích nghe hát, thế là y bèn đi rủ một số thái giám khác tập tuồng luyện
hát rồi qua mặt Đông thái hậu, đóng tuồng ngay trong cung cấm cho Tây
thái hậu xem. Quả nhiên, Tây thái hậu khoái quá! Chỉ tiếc rằng tuồng tích,
ca nhạc của bọn thái giám này vốn liếng chẳng có bao, cho nên chỉ hát
xướng múa may chưa được mấy hôm đã hết. Hơn nữa tiếng hát của bọn
này đâu phải là thứ tiếng lọt mãi được vào tai của một bà Thái hậu xưa kia
đã nổi danh về tiếng hát. Lý Liên Anh biết, bèn xin thái hậu cho đi gọi hết
bọn đào kép nổi tiếng trong kinh thành vào cung, phối hợp cùng nhau để
diễn cho bà xem.
Từ Hi thái hậu nghi ngại bảo:
- Chuyện hát xướng ở trong cung, gia pháp của tổ tiên đâu có cho phép. Lỡ
chẳng may Đông thái hậu rõ chuyện, gây thêm nhiều điều phiền phức thì
làm sao tiện.
Lý Liên Anh nghe xong nhún vai nói:
- Việc gì mà phải sợ, lão Phật gia chính là tổ tông rồi chứ còn ai nữa. Toàn
thể thiên hạ của Thanh triều bọn tôi đều nhờ một tay lão Phật gia chống đỡ.
Liệt tổ liệt tông ở trên trời kia hẳn cũng phải cảm kích lão Phật gia nữa là
khác. Nay lão Phật gia muốn nghe vài câu hát, một bản tuồng, thử hỏi còn