Bên cạnh ao, cất một ngôi đường gọi là Hoà Xuân đường, bên bìa chìa ra
ao xây một cái cầu gọi là Tri Ngư kiều. Bốn mặt chung quanh cây cầu này,
đều có đình đài xây cất tinh xảo tráng lệ.
Đi qua cầu Tri Ngư, ta gặp một toà viên lạc, mặt nam cũng như mặt bắc,
đều có bốn, năm căn nhà đối diện nhau. Khu nhà mặt nam chứa một chiếc
thuyền rồng.
Khu nhà mặt bắc lại chứa một bộ đồ thư tập thành. Bỏ qua viên lạc này, tới
toà Đức Hoà viên. Chính giữa vườn, xây một ngôi điện vũ, tên gọi Di Lạc
điện.
Trước mặt điện, xây một cái rạp hát lớn. Rạp cao ba tầng. Từ tầng cao nhất,
ta nhìn ra xa, thấy Ngọc Lan đường ở trước mặt. Đây chính là tẩm cung của
Quang Tự hoàng đế sau này.
Hai bên giải vũ trước mặt điện đều có những dãy phòng dài mười một gian,
mỗi gian dùng ván chắn ngang. Hai dãy phòng này dành cho các bậc vương
công đại thần ngồi xem hát. Lại từ đây tiến về hướng nam, ta tới hồ Côn
Minh. Bước dọc theo bức tường đông mà đi bộ chừng hai dặm đường ta
gặp cửa cung môn, và một cái bia đá dựng ngay bên mé tả.
Cái bia này gọi là Chức Nữ thạch, cao có tới bốn, năm thước, dựng lên từ
năm Giáp Thân. Còn mé hữu cửa cung, một con trâu đồng nằm trên mặt
đất, dài bốn, năm thước, được đặt tên là Khiên Ngưu.
Đối diện cửa cung môn, một cái cầu tàu xây trên bờ Bạch Thạch hà dùng
làm chỗ cặp thuyền du ngoạn trên hồ Côn Minh.
Dọc theo hồ Côn Minh, đi về hướng tây, ta gặp một cây cầu mười bảy nhịp.
Đi qua cầu, tiến về hướng bắc, ta thấy một cái miếu, đó là miếu Long
Vương. Cột miếu hai bên có treo đôi câu đối như sau:
Thiên ngoại thị ngân hà yên ba uyển chuyên.
Vân tiền khai thuỷ ốc, hướng vũ phi vi
Ba mặt đông tây nam ngoài cổng miếu, đều có dựng bia đá. Đằng sau miếu
là Hàm Hư đường. Phía sau ngôi đường này, lại là Côn Minh hồ. Về phía
tây, đối diện với hồ là Ngọc Tuyền sơn…
Phong cảnh của vườn Di Hoà đại khái là như thế. Trong vườn có nhà máy
điện, đốt đèn điện, có đường sắt, có tàu thuỷ chạy hơi nước.