động đặc biệt về tổ chức này, ai cũng cho rằng Nỗ Nhĩ Cáp Tề phải là một
người có chí lớn lắm.
Những tin tức về sự biên định quân đội của Nỗ Nhĩ Cáp Tề chẳng mấy
chốc đã lọt tới tai tể tướng triều Minh. Diệp Hướng Cao giật mình, miệng
lắp bắp:
- Nguy tai! Bọn ta phải liệu đề phòng ngay chứ không thì nguy!
Nói đoạn Cao cầm bút, viết sớ dâng lên. Sớ rằng:
"Thần trộm nghĩ: Về việc biên phòng ngày nay duy chỉ có bọn rợ Kiến
Châu là đáng ngại. Sự thế có thể đi tới phản loạn. Thế mà nay, cửu biên
(việc đề phòng chín mặt biên ải) không tốt, nhất là miền Liêu Tả thì lại
càng tệ! Tên tù trưởng Lý Hoá Long mà động thì ắt là khó chống. Cả một
trấn Liêu Dương, đành khoanh tay chịu cướp. Ví thử có phát binh cứu viện
cũng chẳng thế kịp. Hơn nữa lương thực trong trấn thảy đều khánh kiệt,
quân binh cứu viện một khi kéo tới, biết lấy gì mà ăn? Lúc đó, nếu không
quay giáo trở về thì ắt phải làm điều cướp bóc. Như thế thì đại sự trong
thiên hạ chỉ có tàn hoại chứ không thể cứu vãn. Thần nghe lời tới đó, ngủ
không yên giấc, ăn không xuống cổ. Xin thánh thượng tìm phương phòng
bị, đó là điều cần yếu trước mắt".
Thần Tông hoàng đế xem xong tờ sớ, cũng giật mình lo lắng, ăn ngủ không
yên.
Ngài tuyên triệu ngay binh bộ thượng thư vào cung, dặn bảo phải gấp tăng
quân đóng giữ quan ải. Quan thượng thư binh bộ trở ra liền phái ngay Phả
Đình Tướng tới nhận chức phó tướng Liêu Dương, Bồ Thế Phương đương
chức tham tướng Hải Châu và Liêu Dương. Hồi đó Quảng Ninh tổng binh
Trương Thừa âm và Quảng Ninh tuần phủ Lý Duy Hãn cùng tiếp được văn
thư cáo cấp bảo bọn họ tuỳ thời gian giám sát tình hình Kiến Châu, đồng