THANH CUNG MƯỜI BA TRIỀU - Trang 13

chỉ huy ba trăm quân. Mỗi một Giáp thích chỉ huy năm Ngưu lộc. Mỗi một
Cố sơn chỉ huy năm Giáp thích, lại còn điều khiển cả hai Mai lặc nữa. Mỗi
khi xuất quân, nếu thế đất rộng rãi thì quân Bát Kỳ bày thành hàng ngang
nhưng nếu thế đất chật hẹp thì bày thành hàng dọc không được chạy hoặc
rối loạn. Đến lúc đối chiến thì những đội quân mặc kiên giáp, cầm giáo dài,
hoặc khoái đao sẽ xông lên trước làm tiền phong, còn những đội quân mặc
khinh giáp, sử dụng cung tên thì tiếp ứng ở phía sau. Ngoài ra còn có một
đội ky binh thường tới lui khi ở mặt trước lúc ở mặt sau để chiếu hộ và cứu
ứng.

Kiên giáp tức là áo giáp bằng thép. Người ta lấy dây tơ và những mảnh gỗ
kết lại thành quần áo, mặt trong lót một tấm thép dày hai tấc hoặc một tấc
bốn phân (tấc, phân của Trung Quốc cổ).

Khinh giáp tức là áo giáp nhẹ, chỉ dùng có dây tơ và các mảnh gỗ kết thành
chứ không có thép lót bên trong.

Nỗ Nhĩ Cáp Tề biên định xong binh chế, chia cấp bậc đại tướng xong, ngày
ngày thao luyện diễn tập. Ông lại bảo Ngạch Nhĩ Đức Ni, Ba Khắc Chẩm
và Cát Cái Nhĩ Khắc Tề phỏng theo chữ Mông Cổ mà chế ra chữ Mãn.

Hồi đó Kiến Châu chiếm địa thế khá lớn ở Mãn Châu. Trừ những vùng như
vùng phụ cận mặt nam Khai Nguyên, vùng nội địa rộng Liêu Hà, suốt hai
dọc từ Liên Sơn quan tới Phượng Hoàng thành, còn tất cả những vùng bình
nguyên phì nhiêu ở Nam cũng như Bắc Mãn Châu rộng rãi bao la đều do
một tay Nỗ Nhĩ Cáp Tề nắm hết. Ngay cả miệt bắc đất Triều Tiên lúc đó
cũng bị Kiến Châu chiếm cứ.

Nói đến binh lực của Kiến Châu thì riêng mình giải Tô Tử Hà Cốc đã có tới
tám vạn tinh binh rồi. Thời đó, người Minh thường có câu tục ngữ "Nữ
Chân không đủ vạn, đu vạn ắt khó địch" là để tả cái đức dũng cảm và cái
công tập luyện tinh nhuệ của người Mãn Kiến Châu. Và nhờ những hành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.