chồng mình là con trai cả của quan đô đốc Kiến Châu vệ, càng lấy làm yêu
quý hơn. Nhưng khi nghe chồng nói chuyện xa lìa vợ con về Kiến Châu thì
nàng lại buồn ngay. Nỗ phải khuyên dỗ năm lần bảy lượt, cuối cùng cũng
phải hứa hẹn rằng khi về tới Kiến Châu hoàn tất được việc lớn, Nỗ sẽ lập
tức quay về đón vợ con cùng hưởng phú quý vinh hoa. Nàng Xuân Tú thấy
đó là đại sự nên rốt cuộc cũng phải để cho chồng đi.
Rồi một buổi sáng tinh sương, hai vợ chồng cầm tay nhau từ biệt, nước mắt
chạy quanh. Lúc đi dọc đường, sợ có người hỏi lôi thôi lộ hình tích, Nỗ bèn
mặc tấm áo rách, lại lấy than và bùn đất bôi lên mặt, lên mình mẩy, tay
chân cho có dáng một tên ăn mày ăn nhặt tầm thường.
Nỗ đã đi mấy ngày đêm, trải bao nhiêu là gian khổ mới tới Kiến Châu
thành. Nỗ vẫn còn sợ cha nên không dám vào, đành đợi ngoài phủ bộ, trong
một nơi kín đáo. Lúc đó các bối lặc các nơi đã tề tựu đông đủ trong phủ,
trước là để thỉnh an Giác Xương An, sau là để bàn tính cách đối phó với
Vương Thái.
May cho Nỗ là đám thị vệ canh gác phủ đều có thiện cảm với Nỗ cho nên
Nỗ mới được một chỗ nấp rất tốt trong phủ.
Lúc lên mười, Nỗ đã mất mẹ. Từ đó, Nỗ bị người dì ghẻ là Nạp Thích hành
hú đày ải. Trong tình cảnh đau khổ đó, nhờ có bác là phúc tấn Lễ Đông
thương, thường che chở và trông nom giúp đỡ, hôm đó, Nỗ bỗng xuất hiện
trong phủ, nhớ tới phúc tấn Lễ Đôn, Nỗ liền len lén tới thăm. Bà Lễ Đôn
thấy cháu trở về, mừng rỡ khôn xiết, nhưng khi nhìn đến quần áo rách nát,
thân hình dơ dáy của cháu, thì bà lại giật mình. Nỗ đành nói thật với bác về
chuyện cái trang để che mắt thiên hạ. Tuy nhiên, chàng vẫn chưa dám cởi
bỏ bộ quần áo rách rưới kia, giữa lúc hai người đang trò chuyện, ông bác
Lễ Đôn bước vào phòng. Nỗ chào hỏi bác xong rồi đem tin tức mình lượm
được nói cho bác nghe. Ông Lễ Đôn kinh sợ, một lúc lâu mà mắt ông vẫn
còn trợn lên.
Tin gì mà làm ông Lễ Đôn kinh sợ đến thế? Thì ra ông mới vừa được cháu
cho biết kế sách của Vương Thái: "Minh tu san đạo, ám độ Trần Thương"
(1). Với kế sách này, Thái kéo binh đánh chiếm thành Ninh Cổ Tháp để hư
trương thanh thế, trong khi đó Thái sai Đồ Luân thành chủ là Ni Kham hiệp