đóng quân trên bờ sông An Đông bèn điều động binh mã kéo tới chặn đánh.
Quân Mãn xuất lực cự địch quyết liệt. Hơn nữa quân của hai tướng Khổng,
Cảnh lâm vào tuyệt địa nên liều chết kháng cự, rốt cuộc được an toàn mà
qua sông.
Thái Tông liền truyền dụ cấp nhà cửa ruộng đất cho cánh quân này ở miền
Liêu Dương. Khổng, Cảnh trong lòng mười phần cảm kích, có ý muốn vào
Hưng Kinh triều kiến Thái Tông để bày tỏ lòng ân. Họ thảo một tờ biểu tạ
ơn như sau:
"Hoàng thượng vạn phúc vạn an. Bọn Đức tới nơi thì quan binh đều đã
chuẩn bị. Nhờ được cấp dưỡng, ơn lớn như trời bể. Bọn Đức có ý muốn tới
đô môn để tạ ơn, nghe lời chỉ dụ của hoàng thượng, được khấu đầu ở cửa
khuyết. Biệt bao nỗi run sợ lo âu" .
Nghe tin Khổng, Cảnh hai tướng muốn tiến kinh. Thái Tông hoàng đế bèn
đích thân đem theo các bối lặc, đại thần ra khỏi thành đón rước. Khổng
Hữu Đức và Cảnh Trọng Minh khi đi tới hữu ngạn sông Hỗn Hà, đã được
bệ kiến nhà vua. Ngài ngự trong một cái lều lớn toàn bằng vải đoạn vàng.
Khổng và Cánh vào trướng, nằm bò xuống mặt đất, dập đầu, miệng nói:
- Đa tạ ơn trời của hoàng thượng.
Thái Tông vội bước xuống, đích thân nâng hai người dậy. Ngài còn giơ tay
ra ôm choàng ngang lưng họ. Bọn đại thần đứng hai bên thấy vậy ngạc
nhiên, mặt biến sắc. Cái ôm đó chính là một hình thức lễ nghi của người
Mãn, tỏ lòng vô cùng kính trọng. Nay Thái Tông dùng đến lễ nghi đó khiến
cho bọn đại thần ngạc nhiên vì không hiểu tại sao ngài xem trọng bọn hàng
tướng này đến thế.
Cuộc kiến lễ đã xong. Thái Tông hoàng đế ban yến ngay trong trướng. Ngài
hạ thánh chỉ phong Khổng Hữu Đức làm Đồ nguyên soái và Cảnh Trọng
Minh làm Tổng binh quan. Hai người lãnh chỉ tạ ơn.
Ngày hôm sau, Thái Tông hoàng đế trở về kinh. Khổng, Cảnh hai người
cũng được đi theo. Suốt mấy ngày, các bối lặc, đại thần luân phiên nhau thế
ngài để tiếp đãi hai người. Cứ môi ngày bãi trào trở về quán khách, Khổng
Hữu Đức lại cùng với Cảnh Trọng Minh đàm luận đến ơn đức của Thái
Tông mà chưa có cách gì đền đáp. Ít hôm sau, Khổng nghĩ ra được một