Đa Nhĩ Cổn đọc xong bản sớ, bất giác lòng như hoa nở. Ông bèn chạy vào
cung đưa cho Thái hậu rồi bàn tính với nhau.
Thái hậu tuy cảm thấy xấu hổ, nhưng lại cười bảo Cổn:
- Ta không biết đâu đấy! Người bàn tính với bọn chúng xem sao.
Cổn quay về phủ liền cho gọi Tiềm Khiêm Ích tới. Hai người bàn đi tính lại
với nhau suốt cả đêm. Qua ngày hôm sau, Ích vào triều, đem ý mình tâu lên
cho hoàng thượng rõ.
Thuận Trị hoàng đế tất nhiên chuẩn tấu. Ngài hạ một đạo dụ xuống cho
thần dân. Đạo dụ nói:
"Trẫm lấy tuổi trẻ lên ngôi, đặt vạc nơi Yên Kinh, biểu chính ở muôn
phương, quét sạch bốn bể, dốc lòng đạo đức, cố làm cho nước nhà thịnh
vượng. May nhờ được Thánh mẫu hoàng Thái hậu hiền đức bên trong,
Nhiếp chính vương hoàng thúc khuông phò bên ngoài, một lòng một dạ,
trẫm mới có cái cơ nghiệp như ngày nay. Trẫm nhớ lại Hoàng Thái hậu từ
khi Hoàng khảo về trời một niềm vịn râu rồng mà trông ngóng, ắt không
khỏi thương tâm, lại ngậm mật gấu để dạy con, không mở miệng cười. May
nhờ có Nhiếp chính vương nên trẫm phó thác được trách nhiệm, gởi gắm
được tâm lòng, lại nhuần thấm được từ ân vâng theo thêm ý đẹp. Trẫm nghĩ
tới khi vương đuổi hươu công thành đem xích đởm tỏ lòng trung, lúc tung
ứng vọng trọng, đem đan tâm mà phò trợ, hoặc khi vương mang kim đằng
dẹp loạn, có công lập cơ công phụ trọng, lúc đem Thiệt Khoán báo ơn,
quên cái gián của Khâu tẩu năm xưa. Trẫm lại cũng muôn làm vui nơi cung
lạnh, cố đem cởi bỏ cảnh bi thương của con hạc lạc đàn và tìm cách gây
mừng nơi cụng vắng, để khỏi nghe hát khúc của con loan cô độc. Tuy nói
rằng cầm kính giữ lễ nhưng chấp kinh vẫn phái tòng quyền.
Thông biến kinh quyền chẳng qua để giữ tròn đạo vợ nghĩa chồng để gây
vui cho bực thân trưởng bên trên. Ôi thôi! Lễ Kinh đều có đủ tuy chẳng nói
cái điều tái giá nhưng gia pháp vẫn phải theo dù không có cái luật trùng
hôn, nhưng thánh nhân đâu có ngại chi tới điều đạt tiết. Kẻ đại hiếu rất quý
ở chỗ thuận theo đấng thân, đấy là nỗi khổ tâm nhất của trẫm, trẫm mong
được thần dân trong thiên hạ lượng xét chung. Nghi điều của buổi đại hôn,