Trần phu nhân nghe chồng nói đầy đủ góc cạnh của câu chuyện mới vỡ lẽ,
hết mọi nghi ngờ. Toàn gia Trần Các lão hình như không ai hay biết có
chuyện đó xảy ra.
Tính đủ hai tháng vương phi mới bế cậu bé ra cho Ung vương nhìn mặt.
Vương vừa nhìn qua thấy cậu bé mũm mĩm trắng trẻo, hơn nữa lại là con
của phi tử Nữa Cô Lộc, thì lấy làm yêu quý lắm. Người trong phủ đều gọi
cậu bé là Từ vương gia.
Trần Thế Quan rất sợ việc đổi con này bị bại lộ, liên luỵ tới mình nên ông
dâng sớ xin Khang Hi cho trở về quê vui thú điền viên. Hoàng đế cố giữ lại
mà không được, đành phải ưng thuận. Ung vương thấy mất một tay thân tín
thì lòng buồn khôn xiết. May cho vương còn có Ngạc Nhĩ Thái và Trương
Đình Ngọc hai người đem hết tâm lực để phò trợ nên chẳng bao lâu phần
nửa các hoàng tử đều trở thành tâm phúc của vương.
Trong số các hoàng tử, có Dân Chỉ, Dân Kỳ, Dân Hựu, Dân Nga, Dân
Đường, Dân Đào, Dân Đê tự lập môn phái riêng, nhất định không chịu đi
cùng một đường với Ung vương. Bọn này một mặt thực hiện âm mưu của
mình một cách kín đáo một mặt tìm cách lấy lòng vua cha. Khang Hi hoàng
đế bèn phong Dân Chỉ, Dân Kỳ, làm Thân vương; Dân Hựu, Dân Nga làm
Quận vương; Dân Đường, Dân Đê làm bối tử.
Ung vương được tin này, càng lấy làm giận. Trong bọn hoàng tử vừa kể
trên phải nói Dân Dị, Dân Đường là hai đối thủ đáng ngại nhất của vương.
Thâm tâm bọn này là hoạt động ngấm ngầm để mưu đoạt ngôi thái tử cho
bằng được. Họ chẳng cần luyện tập võ nghệ, chẳng cần bầu bạn các tay hảo
hán, chỉ thông đồng với mấy tên thái giám rồi nhờ đó giao kết với bọn phi
tần, ngày ngày đem chuyện tồi bại của thái tử ra nói với nhà vua. Chuyện
nói xấu càng ngày càng nhiều. Có kẻ nói thái tử nhiều lúc vào cung đùa cợt
với cả phi tần. Cung có kẻ nói thái tử kết ngầm bọn hư đảng mưu sát hoàng
đế, bao chuyện động trời như vậy, dù là gan đồng dạ sắt cũng phải nổi đoá,
huống hồ một người như Khang Hi hoàng đế. Hơn nữa, những chuyện kể
đây lại đều từ miệng mấy bà phi cưng quý nhất thì làm sao Khang Hi lại
không tin. Thế là ngài truyền lệnh cho Tôn Nhân phủ, phế ngay thái tử.
Nhưng Cố Luân công chúa cố tâm khuyên can đôi ba lần. Bà nói: