Hồi đó có một vị án sát sứ tỉnh Phúc Kiến tên gọi Vương Sĩ Tuấn tiến kinh
bệ kiến. Khi ra về, Tuấn được Đại học sĩ Trương Đinh Ngọc tiến cử một
thân tuỳ. Người này tỏ lòng hết sức trung thành. Ngày tháng thoi đưa, đã ba
năm trôi qua, Vương Tuấn nhân có việc cần, muốn lên kinh thỉnh huấn thì
người thân tuỳ nọ trước đó ba hôm cũng xin cáo từ ra về. Tuấn giữ lại bảo:
- Nhà ngươi ở kinh. Ta cũng muốn tiến kinh. Bọn ta cùng đi một chuyến có
phải tiện không?
Người thân tuỳ nọ tươi cười nói:
- Xin nói thực để ngài rõ: tôi vốn chẳng phải kẻ thân tuỳ nào cả mà chính là
người của hoàng đế đặt ngầm nơi đây đề coi xét hành vi của đại nhân đấy!
Đến nay đã ba năm qua, tôi nhận thấy án sát sứ quả là người thanh chính,
cho nên tôi về kinh trước, thế cho đại nhân mà tâu báo hoàng thượng đó
thôi.
Vương Sĩ Tuấn nghe xong, hoảng hồn bạt vía, chỉ còn biết chắp tay hướng
về phía người thân tuỳ nọ mà lạy lấy lạy để, miệng lắp bắp:
- Mọi… điều… nhờ lão ca chiêu liệu giùm cho với…!
Tin này đồn ra ngoài, tức thì bọn quan viên ngoại nhiệm, anh nào anh nấy
nơm nớp lo sợ, lúc nào cũng đề phòng có kẻ dò xét mình. Kẻ lo sợ nhất lại
chính là Ngạc Nhĩ Thái và Trương Đinh Ngọc. Hai vị đại thần này, qua vụ
án Long Khoa Đa, đều rõ dụng ý của Ung Chính hoàng đế. Họ cảm thấy
nguy và cùng tìm cách thoát hiểm. Trương Đinh Ngọc vốn tinh ranh khôn
khéo, vội dâng sớ cáo lão về quê. Hoàng đế giả đò giữ lại. Sau thấy Ngọc
cố nài nỉ, hoàng đế mới chuẩn tấu. Lúc tiễn hành, ngài ban yến ở Sùng
Chính Điện. Giữa buổi tiệc, ngài dùng ngự bút, viết một câu đối tặng Ngọc
đem về nhà treo. Câu đối như sau:
Văn trị nhật trong sáng
Ơn trời xuân mênh mang
Ngọc về lại hoá hay. Hoàng đế muốn mua lòng y nên thường lấy tiền bạc
trong nội khố thưởng cho. Mỗi lần thưởng như vậy có đến cả vạn lạng.
Trong khoảng mười năm, ngài thưởng tới sáu lần. Nhiều lần Ngọc dâng sớ
từ tạ, nhưng thánh chỉ hạ xuống nói:
- Thân phụ ngươi thanh bạch truyền gia. Ngươi tuân theo gia huấn nên