Một hôm, Gia hỏi Kính:
- Minh công có muốn làm một vị danh thần không?
Trước câu hỏi đó, Kính đương nhiên gật đầu.
Gia lại nói:
- Minh công đã muốn làm một vị danh thần, thì tôi đây cũng muốn làm một
kẻ danh mặc.
- Làm một danh mặc là làm thế nào?
Gia đáp:
- Xin minh công giao cho đại quyền, mọi việc khỏi cần phải hỏi tới làm gái:
- Kính hỏi lại:
- Tiên sinh muốn làm việc gì vậy?
Gia đáp tiếp:
- Tôi tính thay ngài dâng một bản tấu chương. Ngài không cần phải đọc.
Bản tấu chương này sẽ giúp ngài đạo công cáo thành.
Kinh thấy Gia nói có vẻ chắc chắn lắm bèn gật đầu ưng chịu. Thế là ngay
đêm đó, Ổ Sư Gia thức trắng, cố viết cho kỳ xong bản tấu chương rồi xin
Kính gửi đi.
Bản tấu chương về tới triều, Ung Chính hoàng đế mở xem thì thấy đó là
bản đàn hặc quốc cữu Long Khoa Đa. Bản tấu chương tố cáo Đa bênh che
Miên Canh Nghiêu; lại huênh hoang chứa ngọc điệp, âm mưu nhiều chuyện
bất pháp…
Hoàng đế xem xong bản tấu thấy rất hợp với ý ngài, ngài bèn hạ chỉ tước
bỏ hết quan tước của Long Khoa Đa, giao cho Thuận Thừa quận vương là
Tích Bảo nghiêm hình thẩm vấn.
Long Khoa Đa vốn là một nguyên, huấn đại thần, khi thấy hoàng đế bỗng
trở mặt, đời nào chịu. Bởi thế lúc Thuận Thừa quận vương lấy cung, Long
Khoa Đa cứ oang oang chửi bới.
Đa lại còn vạch ra hết cả những chuyện xưa, khi Ung Chính còn là một
quận vương, mưu hại thái tử ra sao, tự cải di chiếu thế nào… không sót
điều gì. Tố mãi đến lúc đã mới thôi.
Thuận Thừa quận vương thấy Long Khoa Đa khi quân đến vậy, không dám
hạch hỏi nhiều thêm nữa, bèn một mặt tống Đa vào lao, một mặt nghi tấu,