Tam quy cửu khấu. Thấy Thần hành lễ xong, Nghiêu mới đem vạn tuế bài
cất đi!
Việc nhục nhã không ngờ này càng làm cho Thần căm thù Nghiêu. Thần về
tới nha môn, ngay đêm đó dâng sớ về triều tố Nghiêu có năm tội đại
nghịch, chín tội khi võng, mười sáu tội thiện chuyên, mười tám tội tham
vàng, sáu tội kỵ khắc, mười lăm tội xâm thực, bốn tội tàn nhẫn, cộng tất cả
là chín mươi hai tội và chiếu luật thì phải xử lăng trì.
Bản tấu này quả đã là một Thôi mệnh phù đòi mạng Nghiêu. Một đạo thánh
chỉ ban xuống đại ý nói:
"Cô nghĩ cái công bình định Thanh Hải của Miên Canh Nghiêu khi giao
cho thông lĩnh bộ quân A Tê đồ giám nên Cô cho Nghiêu tự xử lấy. Miên
Phú (con trai thứ hai của Nghiêu ỷ thế cha, không điều gì ác mà không
làm) lập tức đem chính pháp. Miên Hà Linh (cha Nghiêu), Miên Hy Nghiêu
(anh Nghiêu) hãy đoạt lại tước vị, cho miễn xử phấn. Còn gia sản của họ
Nghiêu thì tịch biên sung công hết" .
Đạo thánh chỉ này ban xuống tức là toàn gia họ Nghiêu tan tành rồi! Việc
này tuy do tội kiêu ngạo của Nghiêu gây ra nhưng thực cũng do cái thâm ý
của Ung Chính hoàng đế muốn huỷ diệt công thần mà có. Mặc dầu đã loại
bỏ được Miên Canh Nghiêu, nhưng còn có quốc cữu Long Khoa Đa, Đại
học sĩ Trương Đinh Ngọc và tướng quân Ngạc Nhĩ Thái, ba người này
trước đây đã cùng hoàng đế mật mưu hành sự, cho nên ngài lúc nào cũng
canh cánh bên lòng, muốn trừ cho bằng hết.
Khổ cái là ngài không tìm ra được nguyên do nào.
Hồi đó, phàm các vị quan lớn được triều đình cho ra ngoài tức thì hoàng đế
sai một người thân tín ngầm sung vào hàng mạc hữu(2) hoặc làm một kẻ
thân tuỳ để giám sát cử chỉ và hành động của vị quan đó mật báo về cung.
Trong số quan ngoại phóng này, có vị tổng đốc Hà Đông tên Điền Văn
Kính.
Kính vốn tương đắc với bọn đại thần Ngạc Nhĩ Thái và Lý Mẫn Đạt. Khi
được ngoại phóng, Lý Mẫn Đạt có tiến cử một vị mạc hữu tên gọi Ổ Sư Gia
cho Kính, nhắn với Gia là người do Đạt tiến cử, nên Kính đặc biệt xem
trọng và thường bàn bạc mọi chuyện với Gia.