mình về Hồ Nam cùng ở.
Tứ Nương nghe xong lại vỗ vai Ngư Nhương, cười nói:
- Em chỉ đùa thôi! Lẽ nào lại bắt người ta phải bỏ gia tài điền sản để theo
bọn mình tới Hồ Nam hóng gió tây bắc được?
Như Nhương vênh mặt lên nói:
- Nếu không chịu thế, em chẳng lấy chồng đâu!
Giữa lúc Tứ Nương đang không biết khuyên giải ra sao, bỗng Chu Dung
Kính từ sau giường nhô ra, vỗ tay cười vang:
- Chị không bỏ được em, em không bỏ được chị. Đến tôi cũng chẳng thể bỏ
được cô em Nhương nữa. Vậy thì để tôi đem hết dinh cơ Hồ Nam lên núi
Ngũ Phong mà ở để cho hai chị em nhà này được sớm tối gặp nhau. Lúc đó
hẳn cô em Nhương sẽ chịu lấy chồng chứ gì?
Ngư Nhương lườm Kính một cái thật dài rồi mới nói:
- Em chẳng chịu đâu! Can gì tới anh mà anh nói? Vợ chồng anh cũng một
lòng với nhau để bắt em lấy chồng phải không? Em nhất định không lấy,
xem làm gì em nào?
Lã Tứ Nương còn nói không biết bao nhiêu điều, nào là ưng chịu đem cả
gia tài tới Tứ Xuyên, nào là mãi mãi ở chung với nhau, lúc đó xem chừng
Ngư Nhương mới xiêu lòng phần nào, nhưng miệng vẫn không chịu nói.
Nàng cúi gằm mặt xuống, tay mân mê chiếc khăn tay màu hồng nhạt. Chu
Dung Kính đưa mắt cho Tứ Nương, chỉ tay ra hiệu vào chiếc khăn hồng.
Tứ Nương hiểu ý liền giật chiếc khăn rồi đưa lẹ cho Dung Kính, nói:
- Anh đem ngay chiếc khăn này lên cho sư phụ, bảo em nó đã bằng lòng rồi
đó. Có khăn này làm bằng cớ, xin sư phụ cứ đứng làm mai ngay đi cho.
Chu Dung Kính cầm chiếc khăn, chạy đi báo tin mừng.
Đặng Vu Cửu thấy Ngư Nhương đã bằng lòng, mừng khôn xiết kể, liền
chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ. Riêng Ngư Nhương thấy câu chuyện đã
lỡ như vậy rồi còn biết nói gì hơn, đành mời Tứ Nương tới để đặt ba điều
kiện. Điều thứ nhất là phụ thân nàng cũng ở tại nhà họ Đặng và Đặng Vũ
Cửu phải nuôi dưỡng mãi tới khi khuất núi. Điều thứ hai là sư phụ Cầu
Nhiêm Công, Đặng Vũ Cửu cũng phải lo cung dưỡng không được thiếu sót
điều gì. Điều thứ ba là chị Tứ Nương cũng như anh Dung Kính bằng lòng ở