phi và Nguy thái giám. Tuy nhiên Thần Tông hoàng đế không chuẩn. Bởi
vì ngài chỉ nghe lời ngon ngọt của quý phi họ Trịnh chứ chẳng thèm nghe
ai. Cuối cùng ngài không cho bất cứ thần tử nào được đề cập tới việc lập
thái tử nữa. Bọn đại thần dễ gì chịu bỏ cuộc. Sáng một bản, chiều một bản
dâng tấu chương về việc lập thái tử lên nhà vua như bươm bướm. Nhưng
họ có ngờ đâu, những bản tấu chương này chỉ tới có nửa đường là đã bị bọn
thái giám cho vào sọt rác, một chữ cũng không được nhà vua xem đến.
Suốt năm đó, năm thứ 26 tại vị của ngài, Thần Tông hoàng đế không hề có
một lần thiết triều. Bọn đại thần này chẳng được dịp nào để diện tấu. Họ
bực tức vô cùng. Trong số đó có một vị Lại bộ lang trung tên gọi Cố Hiến
Thành tức quá hoá khùng. Ông không chịu nổi được nữa liền tìm cách liên
lạc với một tên tiểu thái giám nhờ đưa giùm tờ tấu chương của ông vào
cung.
Thần Tông hoàng đế xem xong, chẳng ngờ ngài nổi trận lôi đình, lập tức hạ
chiếu cách tuột chức của Cố Hiến Thành.
Thấy nhà vua thiên vị, cưng bọn thái giám mà vũ nhục trung thần, một số
quan lại chính trực khác như Khảo công lang Triệt Nam Tinh, Tả đô ngự sử
Trịnh Nguyên Tiêu, Vương Gia Bình đều treo ấn từ quan, dứt bỏ công danh
trở về quê tập họp thành một bọn, tự mệnh danh là bọn người đọc sách
phong lưu trong sạch rồi thành lập thư viện gọi là Đông Tâm thư viện ở Vô
Tích. Họ lấy tiếng giảng cứu sách vở, thực ra là để họp nhau đàm luận về
triều chính, nhục mạ bọn thái giám. Trong bọn, có một người tên gọi Cao
Phan Long vốn là một cao thủ lợi hại. Long nhiều bạn bè, thế lực lại lớn,
chẳng bao lâu kéo thêm được khá nhiều đồng đảng. Do đó, ai cũng gọi họ
là Đông Lâm đảng. Đảng Đông Lâm liên kết với đám quan ngự sử trong
triều, nhờ họ dâng sớ đàn hặc bọn quan lại tư thông với lũ thái giám lộng
hành. Ngoài ra, còn có Thang Tân Doãn vốn giữ chức Tế tửu quan, thành
lập đảng Tuyên Côn. Đảng viên của đảng này rải rác các tỉnh Trực Lê, Sơn
Đông, Hồ Bắc, Giang Tô, Chiết Giang. Về sau, hai đảng ngày càng đông.
Bọn đại thần trong triều đều được nghe danh, nên trong lòng cũng rất lấy
làm lo ngại.
Khi thanh thế đã mạnh, hai đảng đều lên tiếng buộc triều đình phải lập