cho cô Cách Cách, con gái Phúc Quận Vương.
Thế rồi ngày nghênh hôn tới. Chính hoàng hậu lại cầu xin hoàng đế thả cho
Dự vương ra khỏi lao Tôn nhân phủ trở về nhà. Từ đó, cả nhà Dự Thân
vương đều cảm kích và nhớ ơn hoàng hậu.
Bà Dự vương phúc tấn rắp tâm trèo cao đã từ lâu. Bà đã nhắm Đại công
chúa, mặt mũi xinh tươi, tính tình lại hào sảng. Cứ mỗi lần vào cung gặp
công chúa, bà lại tay bắt mặt mừng, hỏi đủ chuyện, hết sức thân mật.
Theo luật lệ trong cung nhà Thanh thì khi sinh ra, công chúa sẽ chủ yếu
sống với bà bảo mẫu, nếu không phải là ngày lễ sinh nhật, Vạn thọ thì
không được gặp mặt cha mẹ. Một nàng công chúa từ khi sinh ra cho đến
lúc đi lấy chồng, chỉ được gặp cha mẹ có mười mấy lần, thật tội nghiệp. Uy
quyền của người bảo mẫu rất lớn, còn công chúa với cha mẹ mình thì
thương yêu trở nên nhạt nhẽo, thậm chí có công chúa khi gặp cha mẹ cũng
không dám tỏ bày nỗi khổ cực của mình ra nữa.
Duy chỉ có Đại công chúa này là khác hẳn. Nàng được Đạo Quang hoàng
hậu hết sức sủng ái và nuôi nấng từ nhỏ tại cung nội. Bên cạnh nàng có hai
chục thị nữ, tám người bảo mẫu hầu hạ. Nàng tuy là gái nhưng tính nết con
trai. Suốt ngày, nàng cười nói, vui đùa, cưỡi ngựa, bắn cung. Bà Dự vương
phúc tấn đã tính làm mai nàng cho chính con trai bà tên gọi Phù Trân.
Phù Trân năm đó tuổi đã hai mươi. Trân tuy là con trai nhưng tâm tính lại
như con gái. Chàng có làn da trắng mịn, thân hình yểu điệu, lại có tính hay
mắc cỡ, đụng tẹo là đỏ mặt tía tai lên.
Bà Dự vương phúc tấn cho người mai mối xin Đại công chúa cho con trai.
Hoàng hậu hỏi ý nàng thì nàng bằng lòng ngay, chỉ nhờ có một điều là nàng
nghe nói anh chàng Phù Trân tính nết rất hiền lành, nhu thuận. Hoàng hậu
nói chuyện cưới gả này với hoàng thượng xong bèn cho xây cất ngay một
toà phò mã phủ.
Đợi đến ngày lành tháng tất, Đại công chúa từ biệt cha mẹ, lên kiệu hoa về
phò mã phủ, làm hôn lễ. Sau đó hai ông bà bố mẹ chồng tới triều kiến cô
dâu. Nhưng sau cuộc triều kiến này, nàng công chúa bị khoá trái cửa lại,
sống một mình lạnh lẽo trong phòng vắng, chẳng được gặp mặt chồng lấy
một lần. Đại công chúa lấy làm lạ. Khi bà Dự vương phúc tấn tới thăm,