nhưng ngài lại thấy khúc hát của nàng đang đến đoạn lâm ly tha thiết lúc
bổng khi trầm nên lại thôi, đành cứ đứng lặng phía sau lắng tai nghe cho
xong khúc hát. Tiếng hát cô tú nữ mỗi lúc càng trong trẻo hơn, càng say
đắm hơn.
Trăng thu vằng vạc, sáo vi vu.
Tiếng sáo đưa trăng giọng lững lờ
Trăng sáo mơ màng lòng ai oán.
Oán ai, ai oán ánh trăng mờ?
(Thu nguyệt hoành không tấu địch thanh,
Nguyệt hoành không tấu địch thanh thanh.
Hoành không tấu địch thanh thanh oán.
Không tấu địch thanh, thanh oán sinh).
Câu ca chót nàng bỏ giọng mới tình chứ. Thật là trăm nhớ ngàn thương,
nghìn tiếc muôn buồn! Dư âm giọng hát như còn vọng mãi nơi xa xôi, nào
đó, khắc ghi vào tâm hồn của bất cứ ai đã hơn một lần yêu hoa đắm nguyệt
thổn thức dưới trăng!
Ngừng lại một thoáng, cô tú nữ lại hát tiếp. Nàng đưa hồn nhẹ theo tiếng
ca, như say sưa với mai, như ngỡ ngàng với tuyết:
Khách ơi! Gác lạnh, khách yêu mai,
Gác lạnh, mai cười, khách lả lơi.
Lơi lả yêu mai, Đông gọi tuyết.
Tuyết mai, mai tuyết, khách tình ơi!
(Đông các hàn hô khách thưởng mai
Các bàn hô khách thưởng mai khai.
Hô khách thưởng mai, Đông khai tuyết,
Hô khách thưởng mai khai tuyết bồi) .
Nhưng lần này khi người đẹp bận Kỳ trang hát tới đoạn chót của bài ca thì
Hàm Phong hoàng đế không còn cầm nồi lòng mình nữa thốt lên một tiếng
lớn:
- Tuyệt quá! Tuyệt!
Cô tú nữ làm như không biết có người nghe trộm đằng sau, lại còn lên tiếng
tán tụng, giật mình quay lại nhìn. Đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là người