bàn tay trắng. Nghe tin trong cung cấm mướn gái Hán phục dịch, bà mẹ của
Sở Anh tham số bổng lộc khá lớn bèn đưa nàng vào cung.
Khi bước chân vào cung, Sở Anh tâm niệm rằng từ đây chỉ là kiếp con sen
quét tước lau chùi nhà cửa, trông coi giữ gìn cung vàng điện ngọc mà thôi
chứ chẳng còn có một cái gì gọi là mở mặt với đời nữa.
Nhưng Sở Anh không ngờ rằng trong cung Thanh lại có một ông vua
Thanh đa tình, lẳng lơ, chỉ thích gái Hán, khoái hơn nữa là gái Hán chân
nhỏ mà ông ta vẫn gọi là "Tam thốn kim liên" (ba tấc sen vàng). Ông đó
chính là Hàm Phong hoàng đế.
Sở Anh vốn là gái Hán có những đường nét gợi tình đáng yêu, lại vừa có
cặp "Tam thốn kim liên" thì Hàm Phong hoàng đế làm sao lại có thể bỏ
nàng nằm lạnh lùng trong cung cấm của ngài được.
Thế rồi một hôm, nàng đang dạo quanh bụi mẫu đơn để ngắm nghía mấy
bông hoa vừa mới nở thì Hàm Phong hoàng đế tản bộ dưới dãy hành lang.
Chợt nhìn thấy cặp "Tam thốn kim liên" của nàng đặt nhẹ trên thám cỏ
xanh, ngài như bị nó gắn chặt lấy. Đôi mắt ngài nhìn chăm chăm tự nhủ sao
Trời Phật tự nhiên lại đem cho ngài một vưu vật mà không thèm báo trước
như vậy.
Ngài tươi hẳn mặt lên, vội vẫy bọn thị vệ theo hầu. Bọn này hầu hạ ngài, đã
quen với cái vẫy tay ấy quá rồi, nên biết ngài sắp gây ra một vụ ngoạn mục
gì đây, vội hè nhau lỉnh sang góc vườn khác, hoặc chui vào bụi cây, giấu
kín thân hình nhưng không quên dành cho đôi mắt được rảnh rang qua kẽ lá
để thưởng thức một màn tuồng vô cùng hấp dẫn.
Hàm Phong hoàng đế đương nhiên là bước tới gần người đẹp, gọi hầu hạ
theo cái điệu của mình. Trời thì trăng gió thì mát, thảm cỏ thì xanh lại êm:
thử hỏi còn có giường chõng nào, chăn nệm nào, êm ấm sướng khoái bằng
nơi này nữa không?
Hôm ấy là hôm đầu tiên được nếm của chua trong đời Sở Anh. Chẳng biết
nàng có thấy gì lạ lùng không, nhưng đối với tay phong lưu mã thượng như
hoàng đế Hàm Phong thì ít ra cũng có một vài âm hưởng dội vào lòng,
khiến ngài thấy được một vài cái lạ, cái khác ở trên thân thể ngọc ngà của
nàng. Quả thế? Bởi lâm hạnh một lần chưa đủ, ngài làm luôn một hơi đến