THANH MAI CỦA CHÀNG TRÚC MÃ CỦA NÀNG - Trang 7

chưa thực sự hay, nghe không được êm tai như tên của những bạn xung
quanh: “Giai”, “Di”, “Trác”, “Vy”.

Không đành lòng, Vương Xán hỏi bằng được bố mẹ về nguồn gốc cái

tên này. Mẹ cô, giáo viên ngữ văn trung học – bà Tiết Phương Minh đã trả
lời con gái bằng một câu nói đậm chất văn: “Bởi vì con là viên mỹ ngọc
minh châu mà ông trời ban tặng bố mẹ.”

Cách giải thích này của mẹ ít nhiều đã an ủi Vương Xán. Cô dương

dương tự đắc và nghĩ may mà mẹ không thích đơn giản rồi gọi luôn là
Vương Minh Châu, để rồi sẽ gọi cô bằng cái tên ở nhà là Châu Châu.
Không cần nói cũng biết, bọn con trai nghịch ngợm trong lớp sẽ gọi cô là
Tiểu Chư Chư[1]. Nếu thế thì cô sống làm sao nổi.

[1] Trong tiếng Trung, “chư chư” và “châu châu” có phát âm giống

nhau, “chư” có nghĩa là con lợn.

Biết thêm vài chữ, cô tự viết tên mình bằng một chữ đồng âm nhưng

có cách viết đơn giản hơn là Vương Xán (có nghĩa là xán lạn). Khi bố mẹ
vặn hỏi, Vương Xán nói bằng giọng hùng hồn đầy lí lẽ: “Con là ánh mặt
trời rực rỡ trong cuộc đời của bố mẹ, như vậy cũng tốt chứ sao?”

Trong mắt bố mẹ cô lúc này, câu trả lời lưu loát của con gái rõ ràng

đậm chất thơ văn về hình ảnh thiên nhiên. Họ nhìn nhau, vẻ mặt rạng ngời
như hoa nở. Bà Tiết Phượng Minh thích thú đến nỗi phải lập tức tìm ngay
một quyển sổ ghi chép lại.

Như những người phụ nữ cùng thời, bà Tiết Phượng Minh cũng từng

có giấc mộng văn chương, yêu thơ ca và từng đọc thuộc nhiều câu thơ nổi
tiếng của Thư Đình, Cố Thành. Lúc thi đại học, bà vốn không nghĩ đến
viễn cảnh nghề nghiệp về sau mà cứ đăng kí thi khoa tiếng Trung, những
lúc rảnh rỗi thường ngồi viết nhật kí, tản văn. Sau khi tốt nghiệp, bà trở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.