THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 119

mình thắng. Nơi ta muốn tiến công, địch chẳng thể nào biết, không thể biết ắt
địch phải bố trí phòng thủ nhiều nơi, đã phòng bị nhiều nơi thì quân số bị phân
bố ắt nơi ta cần tiến công sẽ có ít quân địch. Địch giữ được “mặt tiền” thì mặt
sau mỏng yếu, giữ được bên trái thì bên phải yếu mỏng. Binh lực mỏng là vì
phòng bị khắp nơi, binh lực dồi dào là nhờ buộc địch phải phòng bị khắp chỗ.

- Vì thế, biết trước chiến địa và thời gian giao tranh thì dù xa ngàn dặm cũng

có thể giao phong với địch. Không biết sẽ đánh ở đâu và vào lúc nào thì cánh
trái không thể tiếp ứng cánh phải, cảnh phải không thể ứng tiếp cánh trái, mặt
tiền không thể ứng cứu với mặt hậu, mặt hậu không thể ứng cứu mặt tiền,
huống hồ xa ngoài ngàn dặm, gần trong vài dặm thì thế nào? Theo ý ta, vượt
người về số quân đâu có ích chi cho ta trong việc thắng bại, thắng lợi có thể do
ta tạo thành. Quân địch tuy đông, có thể làm cho chúng không thể đấu với ta
được.

- Phải bày mưu lập kế, phân tích kế hoạch tác chiến của quân địch, khiêu

khích địch để nắm tình hình và phương cách hành quân của địch, trinh sát xem
chỗ nào có lợi, chỗ nào bất lợi, đánh thử xem binh lực của địch mạnh yếu thực
hư thế nào. Ta ngụy trang thật khéo khiến địch không tìm ra tung tích thì dù
gián điệp có vào sâu trong đội hình cũng không biết rõ được quân ta, kẻ địch
khôn ngoan mấy cũng chẳng biết cách đối phó với quân ta. Căn cứ vào sự thay
đổi tình hình của địch mà vận dụng linh hoạt chiến thuật, dù có bày sẵn thắng
lợi trước mắt chúng cũng không nhận ra sự ảo diệu của nó. Người ngoài chỉ
biết ta dùng phương kế thắng địch chứ không biết ta đã vận dụng phương kế đó
thế nào. Vì vậy, chiến thiến lần sau không lặp lại phương thức đã dùng trong
lần trước mà phải thích ứng với tình hình mới, biến hóa vô cùng vô hình.

- Cách dùng binh cũng như dòng chảy của nước vậy, quy tắc vận hành của

nước là từ chỗ cao đổ xuống thấp. Thắng lợi trên chiến trường là do ta biết
tránh chỗ cứng, chỗ thực của quân địch mà đánh vào chỗ mềm, chỗ hư của
địch. Nước tùy địa hình cao thấp mà định được hướng chảy, tác chiến căn cứ
vào tình hình của địch mà quyết định cách đánh. Dụng binh tác chiến không có
hình thế cố định, không có phương thức nhất định. Dựa vào biến đổi của địch
mà chiến thắng thì gọi là dụng binh như thần. Ngũ hành tương sinh tương
khắc, không có hành nào luôn thắng, bốn mùa nối tiếp nhau thay đổi, không có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.