kim chỉ nam đặt ở dưới cái dây ngang ấy thì biết hướng gió bốn phương tám
mặt.
*
* *
Lời tổng bình về tập Thiên
Kiêm-trai xét: Khoảng đời Lê Chiêu-thống, Nam triều có Loan-khê xử sĩ
theo quân đến, đem sách nay đến yết kiến tiên công tôi là tiến sĩ chiêu thảo
tổng quản cấm binh binh mã tướng quân nói rằng: “Sách này có thể dùng để
cần vương đánh giặc”. Tôi thấy chỗ bàn Tập Thiên có huấn từ, tôi xin tiên
công tôi hiệu đính. Nay xin thuật lời bàn rằng: Trời là ông cha của chúng sinh,
là gốc rễ của vạn vật, tôn trọng tuyệt đối, to lớn không còn cái gì ở ngoài. Dẫu
to như cá côn nhảy 3 nghìn dặm, chim bằng bay 9 vạn dặm, cao như núi Thái-
sơn, sâu như sông Hoàng-hà, cũng chỉ là một vật nhỏ trong bầu trời. Tôi đọc
sách binh pháp không phải không nhiều, nhưng chật án đầy hòm đều là hình
trạng mây gió, dài dòng đẫy sách đều là hình thể rắn chim. Duy có sách Hổ
trướng khu cơ rất là tinh diệu, rất là giản dị. Nếu người ta học được thì trong
lúc thảng thốt vẫn bàn nói như thường, dẫu có thần binh năm lộ cũng chẳng
bằng xem cá, vỗ đùi
1
, vận dụng một lòng mà có thể bẻ mũi nhọn, đánh tan trận,
không suy nghĩ mà làm được, không miễn cưỡng mà đúng phép, hình như tạo
hóa tự nhiên. Cho nên tôi cách Lộc-khê hơn một trăm năm, mà xem diệu pháp
lưu truyền, thần cơ tạo hóa, còn khiến phải thè lưỡi lạnh dạ, huống là người
được thân gần học tập! Nay bốn thiên trong tập này
2
cộng 36 điều, thực là then
máy của hổ trướng, khóa chốt của tướng môn, thực xứng với tên Hổ trướng
khu cơ vậy. Cho nên tôi đối với thiên này thì bảo là nên tiềm tâm, tận tâm,
dụng tâm, đối với các bài thơ thì bảo là nên xét kỹ, nghĩ kỹ, xem quý, dốc làm,
cũng chẳng nên sao? Nay xin làm lời huấn từ, để tỏ cái ý ba lần ra lệnh, năm
lần nhắc lại.
Huấn từ rằng:
Tờ giấy mỏng điểm bao nét ngọc, sách bìa vàng sáng tựa ngọc châu. Đem
văn giáo để giữ thành thì nghĩa sâu của Lân kinh
3
, dùng võ công để dẹp loạn thì
then máy của Hổ trướng
4
. Cầm cờ tướng đảm đương ngoài cõi, tiếng thơm lẫy