THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 790

Hai quân gặp nhau thì nên dùng ám hiệu để liên lạc với nhau, đi xa ngàn

dặm thì liên lạc bằng thư trắng (không đọc được) viết bằng chữ không ra chữ,
dùng lời văn không hiểu được, không viết trên giấy. Kẻ mang thư cũng không
hiểu gì, dầu có tìm tòi cũng không ra gốc tích. Thần diệu thay! Thần diệu thay!
Hoặc bị địch ngăn cách, hoặc bị mất liên lạc, hoặc ở quá xa không kịp gặp
nhau, ắt phải dùng cơ mưu để thông tin theo cách trên.

196.- HIỆU LỆNH LÀ GỐC:
(Ngày xưa) Võ Vương hỏi rằng: Nếu binh của ta bị phân ra ở nhiều nơi,

muốn chúng tụ hội đúng kỳ hạn, phải làm thế nào?

Thái Công đáp: Theo phép dùng binh thì ba quân đông đảo phải biết cách

biến hóa phân hợp. Bậc đại tướng trước hết phải định chỗ đánh và ngày đánh
rồi mới truyền hịch cho tướng sĩ biết ngày hẹn đánh thành vây ấp, phải tụ hội
nơi nào, ngày đánh phải nói rõ, giờ khắc phải đúng đắn. Đại tướng lập dinh,
bày trận, xây dựng viên môn, dọn đường để chờ tướng sĩ tới, xem thử ai tới
trước, ai tới sau. Ai tới trước hẹn thì thưởng, ai tới sau hẹn thì chém, như thế
xa gần đều chạy lại, ba quân đều tới đủ để góp sức cùng đánh.

Vua hỏi: Thái Công giảng bày sách Cấm Thư, phép thắng bại ngũ âm như

thế nào?

Thái Công đáp: Theo phép dùng binh, hiệu lệnh là tai mắt. Kẻ dùng binh

mà không rõ hiệu lệnh cũng như người mù đi đêm. Hạ thần xem phép dùng
binh trong kinh đều lấy hiệu lệnh làm gốc vậy.

Hết

諭諸裨將檄文

Dụ chư tỳ tướng hịch văn

余常聞之

Dư thường văn chi:

紀信以身代死而

脫高帝

Kỷ Tín dĩ thân đại tử nhi thoát Cao Đế;

由于以背受戈而蔽招王

Do Vu dĩ bối thụ qua nhi tế Chiêu Vương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.