Chú Thích
1. Thuật ngữ dùng để chỉ New Guinea ở đây không thật rõ ràng. Xuyên
suốt cuốn sách, tôi sử dụng từ "New Guinea" để chỉ hòn đảo New Guinea,
hòn đảo lớn thứ hai thế giới sau Greenland, nằm gần đường xích đạo về
phía bắc nước úc. Tôi gọi những tộc người bản địa đa dạng trên đảo là
"người New Guinea". Từ hệ quả của các biến động trong lịch sử thực dân
thế kỷ XIX, hòn đảo này hiện bị chia rẽ chính trị thành hai quốc gia. Nửa
phía đông của hòn đảo, cùng với các hòn đảo nhỏ hơn kế cận, hình thành
quốc gia độc lập Papua New Guinea từ thuộc địa trước đây của Đức ở vùng
Đông Bắc và một thuộc địa trước đây của Anh ở vùng Đông Nam bị úc
quản chế cho đến khi giành độc lập năm 1975. Người úc gọi các phần thuộc
địa trước đây của Đức và Anh lần lượt là New Guinea và Papua. Nửa Tây
của hòn đảo, phần trước đây là của Công ty Dutch East Indies, từ năm 1969
đã trở thành một tỉnh (được đổi tên thành Papua, trước đây là Irian Jaya)
của Indonesia. Nơi làm việc của tôi ở New Guinea cũng bị chia cách gần
như bằng với hai nửa chính trị của hòn đảo.
2. Với các từ xã hội "truyền thống" và "quy mô nhỏ" được dùng xuyên suốt
cuốn sách này, tôi hàm ý các xã hội quá khứ và hiện tại sống với mật độ
dân số thấp thành các nhóm nhỏ từ vài chục đến vài ngàn người, tồn tại
bằng săn bắt - hái lượm hay trồng trọt hoặc chăn nuôi và biến thành ở mức
độ hạn chế nhờ tiếp xúc với xã hội công nghiệp, Tây phương hóa, to lớn.
Trên thực tế, tất cả những xã hội truyền thống như vậy vẫn tồn tại ngày
hôm nay ít nhất đã được biến đổi một phần nhờ sự tiếp xúc, theo một cách
khác có thể gọi là xã hội "chuyển đổi" thay vì "truyền thống", nhưng các xã
hội này thường vẫn còn lưu giữ nhiều đặc trưng và quá trình của các xã hội
nhỏ trong quá khứ. Tôi đặt xã hội quy mô nhỏ truyền thống đối lập với xã
hội Tây phương hóa, từ đó, tôi muốn nói xã hội công nghiệp hiện đại to lớn
được vận hành bởi chính phủ, quen thuộc với độc giả cuốn sách này là xã
hội mà hiện nay hầu hết độc giả của tôi sinh sống. Các xã hội này được gọi