THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA VIỆT NAM - Trang 34

Từ năm 179 trước công nguyên đến năm 905 sau công nguyên, trong số những
dòng phát triển khác nhau của lịch sử, có hai dòng đối nghịch, luôn luôn diễn ra
một cách quyết liệt trên đất nước ta, đó là Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Dòng
Bắc thuộc được thể hiện rõ nét nhất qua việc thiết lập và không ngừng củng cố
hệ thống chính quyền đô hộ ngoại bang. Ngược lại, dòng chống Bắc thuộc được
thể hiện tập trung nhất qua hàng loạt những cuộc công phá chính quyền đô hộ
ngoại bang, nhằm thiết lập hệ thống chính quyền độc lập và tự chủ. Sau hơn một
ngàn năm đối đầu không khoan nhượng, cuối cùng, dòng thứ hai – dòng chống
Bắc thuộc – đã thắng.
Thắng lợi của dòng thứ hai là thắng lợi của cả một quá trình lâu dài và gian khổ.
Trong suốt quá trình đô, không ít các hệ thống chính quyền với những quy mô
và tính chất khác nhau đã được lập ra. Gọi đó là Triều vua (gồm nhà vua và
những thiết chế chính trị do vua lập ra) theo đúng nghĩa của từ này, thì hẳn
nhiên là còn có những điều cần phải cân nhắc, nhưng rõ ràng, tất cả những hệ
thống chính quyền ấy đều là thành tựu tuyệt vời của cuộc chiến đấu một mất
một còn, đều thực sự là tinh hoa của ý chí độc lập và tự chủ của dân tộc ta. Xuất
phát từ nhận thức ấy, chúng tôi trân trọng giới thiệu một số chính quyền tiêu
biểu nhất (dẫu người đứng đầu chưa xưng tước hiệu gì rõ ràng) được thành lập
trong hoặc sau những cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc.
1 - Chính quyền Trưng Nữ Vương (40-43)
- Huý là Trưng Trắc, con gái của Lạc tướng Mê Linh. (Đất Mê Linh nay thuộc
vùng giáp giới giữa Hà Tây với Vĩnh Phúc và ngoại thành Hà Nội).
- Thân sinh mất sớm, Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị được thân mẫu là bà
Man Thiện (cũng có truyền thuyết nói là bà Trần Thị Đoan) nuôi dưỡng.
- Hiện chưa rõ Trưng Trắc sinh năm nào, chỉ biết khi Tô Định được nhà Đông
Hán sai sang làm thái thú ở Giao Chỉ (năm 34), thì Trưng Trắc đã trưởng thành
và kết hôn với con trai của Lạc tướng Chu Diên là Thi Sách (Đất Chu Diên nay
là vùng giáp giới giữa Hà Tây với Hà Nam).
- Bấy giờ, nhân lòng căm phẫn của nhân dân ta đối với chính sách thống trị tàn
bạo của nhà Đông Hán, lại cũng nhân vì Thi Sách bị thái thú Tô Định giết hại,
Trưng Trắc đã cùng em là Trưng Nhị và nhiều bậc hào kiệt khác, phát động và
lãnh đạo cuộc khởi nghĩa có quy mô rất lớn.
- Khởi nghĩa bùng nổ vào cuối năm 39 đầu năm 40 và nhanh chóng được nhân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.