VŨ ĐÌNH LIÊN
Sinh ngày 15 tháng 10 năm Quý Sửu (1913) ở Hà Nội. Học trường Bảo hộ, trường Luật.
Dạy tư, quản lý Tinh hoa, chủ trương Revuie Pédagogique. Hiện làm tham tá Thương chính Hà Nội.
Đã đăng thơ: Phong hóa, Loa, Phụ nữ thời đàm, Tinh hoa.
Có những nhà thơ không bao giờ có thể làm được một câu thơ - tôi muốn nói một câu đáng gọi
là thơ. Những người ấy hẳn là những người đáng thương nhất trong thiên hạ. Sao người ta thương
hại những kẻ bị tình phụ nuôi một giấc mộng ái ân không thành, mà không ai thương lấy những kẻ
mang một mỗi tình thơ u uất chịu để tan tành giấc mộng quý nhất và lớn nhất ở đời: giấc mộng
thơ?
Hôm nay trong khi viết quyển sách này, một quyển sách họ sẽ xem như một sự mỉa mai đau đớn,
thơ Vũ Đình Liên bỗng nhắc tôi nghĩ đến những người xấu số kia.
Tôi có cần phải nói ngay rằng Vũ Đình Liên không phải là một người xấu số? Trong làng thơ
mới Vũ Đình Liên là một người cũ. Từ khi phong trào thơ mới ra đời, ta đã thấy có thơ Vũ Đình
Liên trên các báo. Người cũng ca tình yêu như hầu hết mọi nhà thơ hời bấy giờ. Nhưng hai nguồn
thi cảm chính của người là lòng thương người và tình hoài cổ. Người thương những kẻ thân tàn
ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và
đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ. Ông đồ năm năm đến mùa hoa đào, lại ngồi
viết thuê bên đường phố. “Ông chính là cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn
[54]
. Ít
khi có một bài thơ bình dị mà cảm động như vậy. Tôi tưởng như đọc lời sám hối của cả bọn thanh
niên chúng ta đối với lớp người đương đi về cõi chết. Đã lâu lắm chúng ta chỉ xúm nhau lại chế
giễu họ quê mùa, mạt sát họ hủ lậu. Cái cảnh thương tâm của nền học Nho lúc mạt vận chúng ta vô
tình không lưu ý. Trong bọn chúng ta vẫn có một hai người ca tụng đạo Nho và các nhà nho.
Nhưng chế giễu mạt sát không nên, mà ca tụng cũng không được. Phần đông các nhà nho còn sót
lại chỉ đáng thương. Không nghiên cứu, không lý luận, Vũ Đình Liên với một tấm lòng dễ cảm đã
nhận ra sự thực ấy và gián tiếp chỉ cho ta cái thái độ hợp lý hơn cả đối với các bậc phụ huynh của
ta. Bài thơ của người có thể xem là một việc nghĩa cử.
Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ để lưu danh, đủ với
người đời. Còn riêng đối với thi nhân thực chưa đủ. Tôi thấy Vũ Đình Liên còn bao điều muốn nói,
cần nói mà nghẹn ngào không nói được. “Tôi bao giờ - lời Vũ Đình Liên - cũng có cái cảm tưởng
là không đạt được ý thơ của mình. Cũng vì không tin thơ tôi có một chút giá trị nên đã lâu tôi