THI NHÂN VIỆT NAM - Trang 293

[150]

Những ý kiến nhận xét, phân tích

các giá trị của “thơ mới” trong buổi nói chuyện này về sau được Hoài Thanh viết lại trong bài M ột vài ý kiến về phong trào

“thơ mới” và quyển “Thi nhân Việt Nam” và bài Thêm một vài lời về quyển “Thi nhân Việt Nam” (xem PBTL II tr.218 hoặc TTHT II tr.294 và Chuyện thơ… tr.170
hoặc TTHT II tr.307).

[151]

Trong bài viết này Hoài Thanh có dẫn bốn câu thơ trong bài Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi của Chế Lan Viên với dụng ý để độc giả ở miền Nam

hiểu thêm tâm sự của một nhà thơ nổi tiếng của phong trào “thơ mới” và cũng là tâm sự chung của lớp người “thơ mới” đi theo cách mạng khi nhìn lại quá khứ:

Chớ bao giờ quên nỗi chua cay của một thời thơ ấu.

Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không.

Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy

Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng.

[152]

“Sai lầm không chỉ ở chỗ đã đề cao quá đáng nhà thơ này hay nhà thơ kia. Có thể nói toàn bộ sự đánh giá ở đây là sai vì sai từ gốc sai đi. Ngay những đoạn có

vẻ đúng, thật ra vẫn sai và sai về căn bản”. (TTHT II tr. 304)

Về cái “sai căn bản” của tác giả TNVN theo Hoài Thanh là: “Trong hoàn cảnh mất nước thì việc đầu tiên đối với nhà văn học cũng như nhà khoa học là phải góp sức

giành lại chủ quyền đâu có phải là miệt mài trong chuyện tiếng nói và vần thơ” TTHT III tr. 305)

[153]

Xin trân trọng trích một số trong rất nhiều ý kiến nhận định để bạn đọc tham khảo:

- “Tác phẩm đáng nói trong những năm 1930 - 1945 có phần chắc là cuốn Thi nhân Việt Nam cộng tác với Hoài Chân. Chúng tôi còn nhớ rằng dưới ảnh hưởng của

tư tưởng M ác - Lêninit tác gia đã tự phê bình rất nghiêm khắc, vẫn biết răng tập sách chưa thể nói Là đã có một lập trường vững chắc và phương pháp biên soạn chưa
phải đã thật sự khoa học, cách đánh giá cốc tác phẩm thơ xuất bản trong mười năm 1930 - 1940 câng đang dành phần đất khá rộng để thảo luận, người viết sách rõ ràng
đã bị giđi hạn về nhiều phương diện trong khi trình bày một tập văn tuyển khá phức tạp như vậy. Dầu sao thì Hoài Thanh và Hoài Chân cũng đã đọc hộ chúng ta trong
ngoài một vạn bài thơ và bao nhiêu bài văn nữa; dầu sao thì qua gần 400 trang sách ấy chúng ta cũng bắt gặp khá nhiều ấn tượng khá nhiều suy nghĩ về nghệ thuật thơ
mới. Riêng về phần tôi sau khi đọc tác phẩm và đặc biệt là sau khi xem lại bài tựa cuốn sách, tuy tôi không đồng ý vái hai tác gia về một số diểm nhưng quả tình tôi vẫn
để ý tới nhiều đoạn văn thật sự hấp dẫn. Và một điều khổ lạ, là ngay từ hổi ấy cảm tương của tôi là tập sách trong khi có vẻ như tán dương cuộc thắng lợi của thơ mới
cũng đã cho thấy một ít dấu hiệu về sự kết thúc một thời kỳ khi cái mới đang trở thành cái cũ'.

Đặng Thai M ai (Thương tiếc đồng chí Hoài Thanh - Báo Văn nghệ số ra ngày 10 tháng 4 năm 1982)

“Anh là người yêu “thơ mới” từ buổi đầu chớm nụ; chăm chú theo dõi suốt mười năm cho đến ngày nơ hoa, đơm quả, chọn những bài hay nhất trong hàng nghìn bài

đăng trên mặt báo, có bài còn là bản thảo, in thành “hợp tuyển” kèm theo những lời bình trang nhã, duyên dáng, đầy cảm xúc. Để đầu sách là một bài nghiên cứu công
phu về phong trào “thơ mới” qua đó có thể thấy anh say “thơ mới” đến mức nào! Các anh - phải nói các anh vì tập này anh soạn chung với Hoài Chân - giở hết các
chồng báo cũ, tìm hết ý kiến người nọ, người kia phát biểu khắp nơi để nhận, cho ra tính chất của phong trào, phong cách từng nhóm, những điểm chung và những điểm
riêng, biện luận thế nào là “thơ mới” được thanh niên ham chuông như vậy... Bài ấy viết kỹ đến nỗi sau này có người bàn lại, tuy nhận định khác đi ít nhiều, nhưng thấy
các anh không bỏ sót một tư liệu nào quan trọng cả”.

Trương Chính (Lời giới thiệu - Tuyển tập Hoài Thanh tập I, tr.11). Thi nhân Việt Nam với bài nghiên cứu về Thơ mới có thể coi là một công trình lớn về phê bình

trước Cách mạng Tháng Tám. Nếu coi cuốn sách “là một bước chìm sâu hơn nữa vào con người nghệ thuật VỊ nghệ thuật’1 (Phan Cự Đệ: Hoài Thanh; in trong tập
Phan Cự Đệ và Hà M inh Đức: Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975); tập I) thì tất nhiên cũng đúng một phần nhưng chưa thấy được ưu điểm cơ bản của cuốn sách.

Vũ Đức Phúc (Hoài Thanh – “Tạp chí Văn học” số 2 - 1982)

[154]

Xem bài “Nhìn lại cuộc tranh, luận về nghệ thuật hồi 1935 - 1936” (TTHT II - tr 257)

[155]

Đoạn thơ này tôi chép trong di cảo viết tay của Hoài Thanh. Ghi chú của Hoài Thanh cho biết đoạn này trích trong bài Chợ văn chương của Trần Huyền

Trân. Vì chữ viết khó đọc tôi tạm đoán 2 chữ đầu câu 1 là Chóng hết không biết, có đúng với nguyên bản không.

[156]

Lý lịch khai trong dịp học tập bảo vệ Đảng ngày 24-5-1970 (Di cảo viết tay của Hoài Thanh).

[157]

M . Ôghinxki: nhạc sĩ Ba Lan (1765 – 1833). Bản Pôlônex nói ở đây là bản Từ biệt quê hương.

[158]

Bài tổng kết phong trào “thơ mới” ở đầu cuốn TNVN.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.