Lời Vũ Đình Liên trong một bức thư gửi cho chúng tôi (9-1-1941).
[55]
Cùng trong bức thư đề
ngày 9-1-1941.
[56]
Làm sau khi xem lễ Nam Giao 1936.
[57]
Đã nói: “lòng ta là những
hang thành quách cũ”, rồi lại nói cười: “thuyền đi trong bóng tối lũy thành xưa”, bài thơ tựa hồ vô nghĩa. Nhưng nếu ta nghĩ rằng chỉ
hồn ta mới có thể du ngoạn trong hồn ta thì ta sẽ thấy là tự nhiên vậy.
Tựa Anh với em.
[59]
Hãy so sánh với bài “Le vase brisé” của Sully Prudhomme cùng một đề nhưng lan đáo và ý nhị hơn.
[60]
Chúng tôi trích bài này vì chiểu theo lời yêu cầu của Ô. Lan Sơn.
[61]
Hận chiến trường, mấy vần thơ máu (1936).
[62]
Phỏng theo chuyện “Barbe bleue” của Perrault nhưng Thanh Tịnh đã tạo ra một không khí rất Á Đông.
Thị nhi phù khải kiều vô lực (Bạch Cư Dị)
Bài này đã dài quá mà lại không toàn bích nên không thể trích theo đây.
Không hiểu sao Huy Thông lại viết thành một bản kịch, có nhiều câu - mà lại là những câu hay - cần phải là lời của tác giả không thể là lời các nhân vật.
[66]
Câu này trong bản in đầu Thi nhân Việt Nam bị kiểm duyệt thời Pháp bỏ nên tác giả bỏ lửng (.) (Từ Sơn chú).
[67]
Hồi bấy giờ Trương Tửu viết giúp báo Ích Hữu của Lên Văn Trương, Nguyễn Vỹ giúp báo Phụ nữ của bà Nguyễn Thị Thảo.
[68]
Như trên
Không ai ngờ một cái đầu đề có tính cách triết học như thế lại dùng để nói một câu chuyện tâm tình.
[70]
Hãy để ý cái âm điệu vương vấn của mấy chữ này.
Thi nhân mượn sự tích người xưa để giữ vẻ kín đáo cho câu chuyện. Xưa có người cung phi, nàng Lý phu nhân, lúc gần mất nhất định không cho vua Hán Võ
đế xem mặt, sợ trông thấy nét mặt tiều tụy vua sẽ hết yêu. Cái tên Tần phi thi nhân đặt ra vì một lẽ riêng.
Ngàn xưa không lạnh nữa: Chuyện xưa đã hầu quên nay nhớ lại lòng lại thấy nôn nao.
[72]
Thi nhân muốn nói dâng hồn mình cho người yêu. Song nói như thế sẽ sỗ sàng quá. Và người thấy mình không có quyền nói thế, vì tình yêu ở đây chưa từng
được san sẻ. Nên phải mượn cái hình ảnh “trời mây phảng phất nhuốm thời gian” để chỉ hồn mình. Chữ “nhuôm” có vẻ nhẹ nhàng không nặng nề như chữ “nhuộm”.
Chữ “dâng” hởi kiểu cách.
Người Pháp thường bảo thời gian màu xanh. Nhưng thi nhân nhớ lại thời xưa, hồi người đương yêu, cứ thấy màu thời gian tím ngắt vì người riêng thích một thử
hoa tím, và màu hoa lẫn với màu yêu.
[74]
Hương thời gian là hương thứ hoa kia mà cũng là hương yêu, một thứ tình yêu qua đã lâu rồi, nên chỉ thấy thanh sạch, nhẹ nhàng.
Nàng Dương Quý Phi lúc mới vào cung, tính hay ghen, bị Đường M inh Hoàng đưa giam một nơi. Nhưng nhà vua nhớ quá sai Cao lực sĩ ra thăm. Dương Quý
Phi cắt tóc gửi vào dâng vua. Vua trông thấy tóc, thương quá, lại với nàng vào cung.
Đoàn Phú Tứ hợp chuyện này và chuyện Lý phu nhân làm một và tưởng tượng một người cung phi gần mất không chịu để vua xem mặt chỉ cắt tóc dâng, gọi là đáp
lại trong muôn một mối tình trìu mến của đấng quân vương.
Ở đây không có chuyện cắt tóc nhưng có chuyện khác cũng tương tự như vậy.
[76]
Chữ “phụng” rất kín đáo, chữ “dâng” sẽ quá xa vời, chữ “tặng” quá suồng sã.
Ý nói: thà phụ lòng mong mỏi của chàng, còn hơn gặp chàng trong lúc dung nhân tiều tụy để di hận về sau.
[78]
Tím ngát tả đúng mối tình dìu dịu. Tím “ngắt” sẽ đau đớn quá.