THI NHÂN VIỆT NAM - Trang 287

[15]

Thơ mới có ở trong chương trình quốc văn ban cao đẳng tiểu học và ban trung học.

[16]

Không phải Ô. Tân Việt báo Phong Hóa.

[17]

Hai chữ thơ cũ ở đây xin hiểu cho theo nghĩa như các nhà thơ mới hồi bấy giờ vẫn hiểu (xem đoạn định nghĩa thơ mới, thơ cũ sau này).

[18]

Trích trong tập Những bông hoa trái mùa của Tường Vân và Phi Vân xuất bản ở Vinh, 1935.

[19]

Phụ nữ tân văn số 211 ra ngày 10-8-1933.

[20]

Thảo luận thơ mới của lam Giang, xuất bản ở Huế, 1939.

[21]

Thế Lữ giễu Nguyễn Vỹ; Khái Hưng giễu chung những kẻ bất tài nhân phong trào thơ mới muốn nhảy vào làng thơ.

[22]

Quyển Trời xanh thắm của Nguyễn Giang xuất bản năm 1935, quyển Một tấm lòng của Quách Tấn xuất bản năm 1939, không đủ cho người ta hoan nghênh.

Tập thơ cũ rất có giá trị Mùa cổ điển của Quách Tấn mới xuất bản năm nay.

[23]

Ngày nay số 140 ra ngày 10-12-1938.

[24]

Nghe đâu Tản Đà không chịu cho Tự lực xuất bản vì sợ in đẹp quá phải bán đắt không phổ cập được trong dân gian.

[25]

Tuy có bài từ 1928.

[26]

Trong hai vở kịch Trần Cao và Phạm Thái.

[27]

Trong tập Thơ của một đời.

[28]

Tên nhà xuất bản tưởng tượng đã in quyển Thơ Thơ lần thứ hai.

[29]

Baudelaire dịch Edga Poe.

[30]

Chế Lan Viên chưa làm thơ Đường nhưng hết sức ca tụng tập thơ Đường Mùa cổ điển.

[31]

Trong tập Màu huyền diệu.

[32]

Hai lỗi thơ đều ghét lý luận, ghét kể chuyện, ghét tả chân. Nhưng thi nhân đời Đường không bao giờ cố làm mất hẳn cái nghĩa thường từng chữ từng câu để tìm

cái đẹp thuần túy như đôi nhà văn thơ tượng trưng Pháp. Họ gần Verlaine hơn là M allarmé.

[33]

Tác phẩm chưa xuất bản nhưng trong làng thơ thường nói đến.

[34]

Le Parnasse.

[35]

Trong tập Xa xa.

[36]

Huy Cận nói đã làm những bài có hồn thơ Đường trước khi đọc thơ Đường.

[37]

Xem lại bài “Đà Lạt đêm sương” và câu thứ bảy trong bài “Mộng thấy Hàn Mặc Tử” (có trích trong quyển này).

[38]

Trong bài “Gửi Trương Tửu”

(có trích trong quyển này).

[39]

Tôi có nghe người ta nói Huy Cận viết: “Chiều tê tái sầu”. Nhưng có lẽ vì thế rõ ràng quá, nên Xuân Diệu chữa lại: “Chiều tê cúi đầu”. Không rõ sự thực có

vậy không.

[40]

Trong bài “Bà Lafugie” (Phụ nữ tân văn số 239 ra ngày 26-4-1934).

[41]

Thí dụ một câu thơ Thế Lữ: “Ái ân bờ cỏ ôm chân trúc”. Những chữ “ái ân” và “ôm” ở đây đã xa cái nghĩa thong thường của nó nhiều lắm. Và “bờ cỏ” “chân

trúc” cũng rất đượm mối cảm của thi nhân, không còn giữ hình dáng thong thường nữa.

[42]

Lịch sử thi ca Pháp không phải chỉ có thế kỷ 19 và lịch sử thi ca Trung Quốc cũng không phải chỉ có đời Đường.

[43]

Chế Lan Viên viết: “… Phân chia bờ cõi Thơ bằng hai chữ M ới Cũ chẳng có ý nghĩa gì” (tựa M ùa cổ điển).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.