[44]
Tức Một tấm lòng.
[45]
“Lâu nay mỗi khi có hứng, tôi toan giở ra ngâm vịnh thì cái hồn thơ của tôi nó lung túng, chẳng khác nào cái than của tôi là lung túng. Thơ chữ Hán ư? Thì ông
Lý, ông Đỗ, ông Bạch, ông Tô choán trong đầu tôi rồi. Thơ Nôm ư? Thì cụ Tiên Điền, Bà huyện Thanh Quan đè ngang ngực tôi làm cho tôi thở không ra” (Phan Khôi –
Phụ nữ tân văn số 122 ra ngày 10-3-1932).
Thơ mới đâu có sản xuất ra được một bực thiên tài lỗi lạc tôi cũng vì bực thiên tài ấy mà rẻ rung ông Nguyễn Du thân yêu của tôi, ông Nguyễn Du bất diệt, nhà thi
sĩ của muôn đời” (Lưu Trọng Lư – Tiểu thuyết thứ bảy số 29 ra ngày 15-12-1934)
[46]
Thơ tự do có khi không vần như thơ Thái Can trong Những nét đan thanh, thường thì có vần. Nhưng dầu có vần nó vẫn khác từ khúc. Nó không bao giờ độc
vận. Ba câu cùng một vần đi liền với nhau cũng không mấy khó. Trong một bài từ khúc lien vận thường có vần chị vần em như một bản nhạc có âm chính âm phụ.
[47]
Hễ câu thơ chia làm hai, ba hay bốn đoạn, những chữ cuối các đoạn phải lần lượt bằng rồi trắc, hay bằng ngắn (không dấu), bằng dài (có dấu huyền). Tôi gọi là
đối thanh.
Tiếng ta có bằng trắc rõ vàng. Nhiều khi chỉ đôi thanh cũng đủ không cần vần. Đọc mấy câu này của Đoàn Phú Tứ:
Duyên trăm năm đứt đoạn
Tình một thuở còn hương
Hương thời gian thanh thanh
M àu thời gian tím ngát,
Có ai ngờ là những câu không vần. Còn như trong mấy câu này của Xuân Diệu:
Đây, đây thơ e ấp đã lâu rồi
Chìm trong cỏ một vườn hoa bỏ vắng;
(Lòng tôi đó: một vườn hoa cháy nắng)
Xin lòng người mở cửa ngó lòng tôi...
Giá thay gì ừ “tôi” cuối câu thứ tư bằng một chữ gì khác không dấu đọc lên vẫn êm. Đại khái gieo vần phỏng theo thơ Pháp đều thừa như thế, mà lắm khi lại còn
làm mất cả âm điệu bài thơ.
[49]
Ô. Dương Quảng Hàm (Quốc văn trích diễm) và Ô. Trần Trung Viên (Văn đàn bảo Giám) bảo
là
Bà huyện Thanh Quan: Ô Cordier (Morceux choisis d’auters
Annamites) và Ô. Nguyễn Hữu Tiến (Giai nhân di mặc) nói là Hồ Xuân Hương.
[50]
Suốt trong Khúc tự tình của Cao Bá Nhạ dài 538 câu, chữ tôi không có đã đành, mà không có lấy một chữ ta.
[51]
Xem bài nói về Nguyễn Vỹ.
[52]
“Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cần no:
Đêm năm canh an giấc ngáy khò khò, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ” (Hàn nho phong vị phú)
“Tin xuân đã có cành mai đó.
Chẳng lịch song mà cũng biết giêng. (Vui cảnh nghèo).
[53]
Theo Thơ mới 1932 – 1945
Tác giả và tác phẩm, NXB Hội nhà văn, 1999, bài “Cây đàn muôn điệu” (trang 31 – 32) còn có những câu sau (kiểm duyệt thời
Pháp cắt bỏ):
Tôi là người bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi;
Tìm cảm giác hay trong tiếng khóc, câu cười,
Trong lúc gian lao, trong giờ sung sướng,
Khi phấn đấu cùng hồi mơ tưởng.
Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm than,
Cảnh thương tâm, ghê gớm hay dịu dàng.
Cảnh rực rỡ, ái ân hay dữ dội
Anh dù bảo: tính tình tôi thay đổi,
Không chuyên tâm, không chủ nghĩa: nhưng cần chi?