THIỀN ĐỊNH VÀ TÂM TRÍ DIỆU KỲ - Trang 17

Với một kiểu mẫu tâm trí như thế, nếu một người mới bắt đầu chạy xe

thì tai nạn dĩ nhiên sẽ xảy ra! Bởi vì anh/cô ta đã nói “sẽ có tai nạn” mà.
Lời nói xuất phát từ miệng ta phản ảnh những kiểu mẫu trong tâm trí ta.

Tâm trí tiêu cực

Giờ đến lượt kiểu người thứ hai, người có tâm trí tiêu cực. Anh/cô ta sẽ

nói:

“Mình chạy xe vào thành phố lần đầu, mình không biết điều gì sẽ xảy ra.

Có thể mình sẽ gặp tai nạn. Có thể mình sẽ không gặp tai nạn. Chẳng biết
nữa.”

Thế là, với mô hình tâm trí này, có thể anh/cô ta sẽ tránh được tai nạn,

nhưng lại gặp phải những vấn đề khác ở đâu đó, chẳng hạn như đậu xe sai
quy định, hoặc đi nhầm đường v.v... Không có “ bi kịch ” nhưng sẽ có “ vấn
đề
” nào đó xảy ra.

Xin chú ý cách dùng từ khác nhau giữa tâm trí tiêu cực và tâm trí bi

thảm.

Tâm trí tích cực

Đến kiểu người thứ ba, người có tâm trí tích cực, anh/cô ta sẽ nói:

“Mặc dù đây là lần đầu tiên mình chạy xe vào thành phố nhưng mọi thứ

sẽ hoàn toàn ổn thỏa. Sẽ không có gì bất ổn xảy đến.”

Mặc dù đây là lần đầu tiên anh/cô ta vào thành phố nhưng anh/cô ta sẽ

khéo léo xoay xở và trở về an toàn. Hiển nhiên sẽ không có tai nạn và cũng
chẳng có “vấn đề” nào xảy đến, như đi sai làn đường v.v...

Một lần nữa, hãy chú ý điểm khác biệt trong cách dùng từ của những mô

hình tâm trí khác nhau. Linh hồn ở những mức độ phát triển khác nhau sẽ
có những mô hình tâm trí khác nhau, tương ứng với mức độ đó.

Linh hồn có tâm trí tích cực ở mức độ phát triển cao hơn linh hồn có tâm

trí tiêu cực và bi thảm.

Tâm trí diệu kỳ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.