THIỀN ĐỊNH VÀ TÂM TRÍ DIỆU KỲ - Trang 18

Kiểu người thứ tư và cũng là cuối cùng – bậc thầy – là người có kiểu

mẫu tâm trí diệu kỳ. Anh/cô ta cũng chạy xe vào thành phố lần đầu, thế
nhưng anh/cô ta sẽ nói:

“Trong 20 phút, tôi sẽ đến được nơi tôi nhắm đến, rồi trở về.”

Vậy là, cho dù đây là lần đầu tiên nhưng ta vẫn có thể đặt ra mục tiêu –

một thử thách cho chính mình. Đó chính là tâm trí diệu kỳ.

Ví dụ như tâm trí của Chúa Jesus hay Đức Phật. Bạn không thể gọi

những tâm trí ấy là “tâm trí tích cực”, mà phải là “tâm trí diệu kỳ”.

Chúng ta luôn phải mong muốn có một tâm trí diệu kỳ. Đó là dấu hiệu

của bậc thầy.

Cuộc sống sẽ đi theo mục tiêu một cách tự nhiên.
Khi đặt ra mục tiêu, ta đã tạo một hướng đi cụ thể cho cuộc sống của

mình. Nếu không có mục tiêu thì cuộc sống của chúng ta sẽ chỉ trôi dạt vô
định.

Nếu không xác định rõ mục tiêu cuộc sống thì ta sẽ chẳng biết nên đi

theo hướng nào. Vì vậy mà ta phải luôn đặt mục tiêu cụ thể, bằng cách duy
trì một mô hình tâm trí nhất định: tối thiểu là tâm trí tích cực, và tốt nhất là
tâm trí diệu kỳ.

Nếu ta muốn cuộc sống của mình trở nên kỳ diệu, ta cần phải nuôi dưỡng

một tâm trí diệu kỳ, và đặt ra mục tiêu diệu kỳ.

Với tâm trí bi thảm, một cuộc sống bi thảm sẽ là điều tất yếu. Với tâm trí

tiêu cực, cuộc sống của ta sẽ đầy rẫy những tiêu cực. Nếu ta có tâm trí tích
cực thì sẽ có cuộc sống tích cực. Nếu ta nuôi dưỡng một tâm trí diệu kỳ thì
ta sẽ có cuộc sống diệu kỳ.

Tâm trí con người như thế nào thì cuộc sống của họ sẽ như thế ấy.

Thiền định cho ta một tâm trí diệu kỳ

Thiền định đều đặn mang lại cho chúng ta tâm trí diệu kỳ.
Nếu không thực hành thiền, cùng lắm ta chỉ có thể đạt đến tâm trí tích

cực. Còn để đạt đến tâm trí diệu kỳ, ta phải thực hành thiền thật nhiều.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.