THIỀN ĐỊNH VÀ TÂM TRÍ DIỆU KỲ - Trang 91

bốc khói”. Theo truyền thuyết, mỗi khi trăng sáng, trai hé mở ra hứng lấy
ánh trăng để nuôi ngọc, ngọc được ánh trăng chiếu nên sáng thêm. Trăng
vốn là ngọc trai sáng trên biển, ngọc trai chẳng khác gì trăng sáng dưới
nước, còn nước mắt thường được ví với ngọc trai, người xưa cho rằng
người cá mập (giao nhân) khóc thì từng giọt nước mắt ấy biến thành ngọc
trai. Vậy thì ở đây là trăng, là ngọc trai hay nước mắt? Còn Lam Điền thuộc
tỉnh Thiển Tây ngày nay, nổi tiếng vì có ngọc đẹp; ánh nắng chiếu xuống
núi, ngọc khí (người xưa cho rằng bảo vật đều có hơi sáng bốc ra, mắt
thường không thể nhìn thấy) uốn lượn bốc lên, nhưng tinh khí ấy ở xa thì
có, đến gần lại không. Cả hai câu thơ nói đến một nơi tuyệt diệu và huyền
diệu, một cảnh sắc lý tưởng, đẹp khác thường song không thể nắm bắt. Đây
là hai câu đầu trong bài thơ thất ngôn bát cú Cẩm sắt của nhà thơ đời
Đường mà từ đời Tống đến nay có vô vàn cách giải thích vẫn chưa có cách
nào thuyết phục tuyệt đối. (16) Đoạn này lấy ý từ nhiều bài thơ cổ, chẳng
hạn hai câu “Hai con chim hoàng ly…” mà nguyên văn là “Lưỡng cá hoàng
ly minh thúy liễu, Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên” được rút trong bài
Tuyệt cú (bài 3) của Đỗ Phủ; “Khói bốc lên thẳng đứng…” nguyên văn là
“Đại mạc cô yên trực, Trường hà lạc nhật viên” rút trong bài Sứ chí tái
thượng (Đi sứ đến biên ải) của Vương Duy. (17) “Hỏi ngài có bao nhiêu
sầu, vừa đúng như một dòng sông xuân chảy về hướng Đông.” (18) “Trước
mặt cố nhân đừng nghĩ về cố quốc. Hãy lấy nước mới thử pha trà mới. Thơ
và rượu chở tháng năm!” (19) “Ôm tài mà không gặp thời, gặp người biết
đến.” (20) “Núi trùng điệp, sông quanh co, ngõ hết lối. Hóa ra lại có một
thôn nữa ở nơi liễu rậm, hoa sáng.” Đây là hai câu thơ của Lục Du (1125 -
1210), nhà thơ nổi tiếng đời Tống. (21) “Lúc này không có âm thanh hơn
hẳn có âm thanh.” (22) Nguyên văn: “Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng.
Thiên kim tán tận hoàn phục lai”, là hai câu trong bài Tương tiến tửu của
Lý Bạch. (23) Người đời Hán, được Văn Đế tin dùng, đề xuất nhiều cải
cách như đổi ngày mồng một, đổi ngày quần áo, đặt ra pháp độ, phát triển
lễ nhạc song bị đồng liêu ghen ghét không được dùng. Khi qua sông Tương
làm bài phú điếu Khuất nguyên, có ý ví mình có tài mà không được dùng
như Khuất Nguyên. (1) Lời than thở của Hạng Vũ khi thất trận ở Cai Hạ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.