việc của họ”. Nhưng chúng ta cũng có thể thực hiện điều đó một cách tự
phát mà không vì những ý định như thế.
Vì sao ư? Câu trả lời này có liên quan đến bản chất con người. Có lẽ quá
trình lên kế hoạch xuất hiện cùng với tất cả những gì khiến chúng ta trở nên
có tính người, cụ thể là ý thức của chúng ta.
Giả sử có một phương diện tiến hóa mà chúng ta cần có thể dự đoán các
vấn đề trong tương lai, điều mà tôi sẽ tổng kết ngay đây, vì nó có thể là một
lời giải thích hoàn hảo, một sự phỏng đoán hoàn hảo, tuy nhiên, vì có liên
quan đến tiến hóa nên tôi sẽ thận trọng.
Ý tưởng mà nhà triết học Daniel Dennett đã phát triển có nội dung như
sau: Đâu là phần sử dụng hiệu quả nhất trong bộ não của chúng ta? Đó
chính là khả năng đưa ra các phỏng đoán trong tương lai và chơi trò suy
nghĩ phản thực - “Nếu tôi đấm vào mũi anh ta, anh ta sẽ đấm ngay vào mũi
tôi, hoặc tệ hơn, sẽ gọi điện cho luật sư của anh ta ở New York”. Một trong
những lợi thế khi làm như vậy là chúng ta có thể để các phỏng đoán chết
thay cho mình. Nếu được sử dụng đúng cách và thay cho những phản ứng
theo bản năng, khả năng dự đoán đó sẽ giúp chúng ta tránh được việc lựa
chọn tự nhiên tức thì - đối lập với các cơ quan nguyên thủy dễ chịu ảnh
hưởng của cái chết và chỉ phát triển nhờ sự cải tiến trong nhóm gien thông
qua việc lựa chọn loại gien tốt nhất. Giả sử, việc dự đoán cho phép chúng ta
gian lận về sự tiến hóa: giờ đây, nó đang diễn ra trong đầu chúng ta, như
một chuỗi các dự đoán và kịch bản phản thực.
Bản thân khả năng chơi trò chơi trí óc với các phỏng đoán, ngay cả khi
nó giúp ta tránh được các quy luật tiến hóa, được cho là sản phẩm của sự
tiến hóa - như thể sự tiến hóa đã buộc chúng ta vào một sợi dây xích dài
trong khi các động vật khác sống nhờ vào sợi dây xích rất ngắn và phụ
thuộc vào môi trường của chúng. Đối với Dennett, bộ não của chúng ta là
“các cỗ máy dự đoán”; ông cho rằng trí óc và ý thức con người là những
thuộc tính phát sinh, chúng cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của
chúng ta.