Thiền sư TỊNH GIỚI
(? - 1207)
(Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Sư tên Chu Hải Ngung, quê làng Giang Mão. Xuất thân trong gia đình hàn vi,
nhưng tánh tình Sư rất thuần hậu, lúc nhỏ theo học Nho. Đến năm hai mươi sáu tuổi, Sư
mang bệnh nặng, mộng thấy thần nhân cho thuốc. Tỉnh giấc, bệnh được lành, Sư bèn
quyết chí xuất gia. Theo một vị kỳ túc trong làng, Sư được thọ giới Cụ túc và chuyên
nghiên cứu về Luật tạng.
Nghe ở vùng Lãng Sơn thanh u vắng vẻ, tiện cho sự tu học, Sư chống gậy đi về
phương Đông. Trải qua bảy năm tham học, Sư gặp được Thiền sư Bảo Giác ở chùa Viên
Minh, qua một câu nói, Sư liền khế hội.
Khoảng niên hiệu Chính Long Bảo Ứng (1163-1173), lúc Thiền sư Bảo Giác sắp
tịch có nói:
- Sanh già bệnh chết là việc thường của người đời, riêng ta há lại khỏi sao?
Sư liền hỏi:
- Ngày nay Tôn đức thế nào?
Bảo Giác cười nói kệ:
Muôn pháp về không không thể nương,
Chân như lặng lẽ hiện tỏ tường,
Thấu tột nguồn tâm không chỗ chỉ,
Nước tâm bóng nguyệt bặt nghĩ lường.
(Vạn pháp qui không vô khả y,
Qui tịch chân như mục tiền ky,
Đạt ngộ tâm viên vô sở chỉ,
Thủy tâm thủy nguyệt dẫn tâm nghì
Nói kệ xong, Bảo Giác truyền tâm ấn cho Sư.
Từ đây, tùy phương giáo hóa, dần dần đến chùa Quốc Thanh trên núi Linh Bí ở
An Phủ, Sư bèn dừng lại trụ trì. Sư ở đây cấm túc sáu năm chuyên tu hạnh đầu-đà. Quan
Châu mục tên Phạm Từ nghe danh đức rất quí mến, đến ra mắt và kính lễ, ông phát tâm
thỉnh Sư đúc hồng chung để tại sơn môn.
Sau, Sư trở về làng cũ trùng tu lại ngôi chùa Quảng Thánh và quyên tiền đúc
chuông, mua trống, dựng bia. Sư trụ luôn ở đây thu nhận môn đồ giáo hóa.
Có vị Tăng hỏi:
- Thế nào là Phật lý?
Sư đáp:
(1)
Câu này nguyên văn “thủy thủy tâm nguyệt dẫn tâm nghì”, hai chữ thủy viết lộn nên đổi lại.