THIỀN SƯ VIỆT NAM - Trang 127

Thiền sư QUẢNG NGHIÊM

(1121 - 1190)

(Đời thứ 11, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Nguyễn, quê huyện Đan Phượng, mồ côi từ thuở bé, theo học Phật pháp với

người cậu là thầy Bảo Nhạc. Sau khi thầy Nhạc qua đời, Sư đi hành cước bốn phương,
viếng khắp các nơi thiền tứ. Nghe Thiền sư Trí Thiền giáo hóa ở chùa Phúc Thánh hạt
Điển Lãnh, Sư liền đến đây tham vấn.

Một hôm nhân nghe Trí Thiền giảng Ngữ lục của ngài Tuyết Đậu, đến chỗ Đạo

Ngô và Tiệm Nguyên đến nhà người điếu tang đối đáp về vấn đề sanh tử, Sư có sở đắc
liền hỏi:

- Một câu thoại đầu ấy, người xưa nói ở trong sanh tử, lại có lý hay không?
Trí Thiền đáp:
- Ngươi nhận được lý này chăng?
- Thế nào là lý không sanh tử?
- Chỉ ở trong sanh tử khéo nhận lấy.
- Đạt vô sanh rồi.
- Vậy thì tự liễu.
Ngay câu nói này, Sư càng thấu suốt, lại hỏi:
- Làm sao bảo nhậm (gìn giữ)?
- Đã liễu ngộ lại đồng chưa liễu.
Sư sụp xuống lạy.

*

* *

Từ đây tiếng Sư vang khắp tùng lâm. Trước Sư đến chùa Thánh Ân ở làng Siêu

Loại dừng trụ. Binh bộ Thượng thơ Phùng Giáng Tường nghe danh kính mộ, thỉnh Sư về
trụ trì chùa Tịnh Quả do chính ông lập. Nơi đây Sư xiển dương tông chỉ, thiền giả đến
học đều được lợi ích.

Một hôm, đệ tử nhập thất là Thường Chiếu đem kinh Kim Cang hỏi:
- “Pháp Như Lai đã được, pháp này không thật không hư”, ấy là pháp gì?
Sư đáp:
- Ngươi chớ hủy báng Như Lai.
- Hòa thượng chớ hủy báng kinh.
- Kinh này là ai nói?
- Hòa thượng chớ đùa với con, đâu không phải là Phật nói sao?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.