THIỀN SƯ VIỆT NAM - Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

T

hiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma

(Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-
lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ.
Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản,
Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ.

Song ở Trung Hoa, Nhật Bản về sử liệu Thiền tông rất dồi dào, còn ở Việt Nam

thật là nghèo nàn đáo để. Sự nghèo nàn ấy, không phải Thiền tông Việt Nam truyền bá
kém cỏi hơn các nước Phật giáo bạn. Bởi vì nhìn theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ VII cho
đến thế kỷ thứ XIV, chúng ta thấy Thiền tông đã nắm trọn vẹn tinh thần truyền bá Phật
giáo và cả văn hóa dân tộc Việt Nam. Những sách vở của người Việt Nam sáng tác hoặc
ghi chép lại, không kém gì các nước Phật giáo bạn. Nào là
Đại Nam Thiền Uyển Truyền
Đăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu
Ngữ, Kế Đăng Lục, Tam Tổ Thực Lục, Tam Tổ Hành Trạng, Nam Tông Tự Pháp Đồ
v.v... cho đến Đại Tạng Kinh cũng được Trần Anh Tông sắc cho Thiền sư Pháp Loa chủ
trương khắc in. Thế là ở Việt Nam đâu có thiếu kinh sách Phật giáo.

Nhưng, trong số sách này, có quyển còn, có quyển mất. Bởi vì cuối đời Trần sang

nhà Hồ (1400-1407), nước ta bị giặc Minh sang đánh, rồi lại lệ thuộc Minh (1414-1427).
Sử chép: “Năm 1419 quan nhà Minh tịch thu hết sách vở trong nước, các kinh điển nhà
Phật đem về Kim Lăng và đốt phá chùa chiền rất nhiều.” Đây là một lý do rõ rệt, khiến
sách vở chúng ta nghèo nàn. Đâu những thế, mà còn đến thời Pháp thuộc ngót tám mươi
năm, sách vở của ta cũng bị mang về Pháp nhiều. Rồi đến năm 1945 lại bị Nhật sang,
sách vở của chúng ta lại mất một phần nữa. Thế là đã nghèo lại nghèo thêm.

Hiện giờ chúng ta tìm được chút ít tài liệu về sách sử Phật giáo của người Việt

viết, phần lớn từ ở thư viện bên Pháp và thư viện bên Nhật, hoặc những bản chép tay còn
sót ở trong dân chúng. Do đó muốn soạn một bộ sử Thiền sư Việt Nam thật là khó khăn
vô kể.

Tuy nhiên như thế, song kể từ năm 1931 các Sư cụ Nam, Trung, Bắc đề xướng

phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đến nay (1972), ngót bốn mươi năm mà chưa
có một quyển sử nào nói về Thiền sư Việt Nam. Chúng ta chỉ thấy có một cuốn sử duy
nhất
Việt Nam Phật Giáo Sử Lược dày không tới 250 trang, của Thượng tọa Mật Thể, in
năm 1943. Trong ấy nói lược qua các thời đại Phật giáo và mỗi thời dẫn một vị Thiền sư
thôi.

Lại nữa, sách vở Việt Nam thuở xưa viết bằng Hán tự, ngày nay chúng ta chuyên

học quốc ngữ, nên đối với sách vở của ông cha chúng ta còn lưu lại rất là xa lạ. Nếu
những vị còn một ít vốn liếng chữ Hán không nỗ lực phiên dịch thì thật là thiệt thòi cho
kẻ hậu học lắm vậy. Chúng tôi tài mọn sức yếu, mà tự gán lấy một trọng trách sưu tập
biên soạn thành quyển sách này, là một việc làm vượt hơn khả năng của mình. Nhưng vì
bổn phận không cho phép chúng tôi dừng.

Trong khi biên soạn, chúng tôi thấy nhiều chỗ không hài lòng, vì sử liệu quá hiếm

hoi, như đời Lý, phái Thảo Đường thấy ghi truyền đến mấy đời mà không có vị nào có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.