THIỀN SƯ VIỆT NAM - Trang 298

Tăng Cang TIÊN GIÁC HẢI TỊNH

(1788 - 1875)

(Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)

Tăng cang Tiên Giác Hải Tịnh tên tục là Nguyễn Tâm Đoan, sanh ngày 30 tháng

5 năm Mậu Thân (1788), con của ông Nguyễn Hầu Cẩm, quê ở Gia Định.

Năm Nhâm Tuất (1802), ông Nguyễn Hầu Cẩm dẫn con trai là Nguyễn Tâm Đoan

(mười lăm tuổi) vào chùa Từ Ân ở Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay), làm lễ
xin Hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc cho Tâm Đoan xuất gia tu hành.

Hòa thượng Linh Nhạc giao Tâm Đoan cho Thiền sư Tổ Tông Viên Quang, trụ trì

chùa Giác Lâm dạy dỗ. Thiền sư Viên Quang đặt pháp danh cho Tâm Đoan là Tiên Giác,
hiệu là Hải Tịnh. Như vậy, Sa-di Hải Tịnh được theo học với hai vị Thiền sư tài đức và
nổi danh thời đó ở Gia Định (Nam Bộ ngày nay) là Tổ Phật Ý Linh Nhạc và Hòa thượng
Tổ Tông Viên Quang.

Sa-di Tiên Giác Hải Tịnh chí tâm tu học ở chùa Giác Lâm và chùa Từ Ân, chăm

lo nghiên cứu, tham học kinh điển và hành trì thiền định miên mật; nên sau một thời gian
tu học, Thiền sư Tiên Giác Hải Tịnh sớm trở thành một danh tăng uyên bác.

Năm Tân Tỵ (1821), Tổ Phật Ý Linh Nhạc viên tịch ở chùa Từ Ân, có lẽ Hòa

thượng Viên Quang cử Thiền sư Hải Tịnh ra trông coi chùa Từ Ân, trong khi Hòa thượng
Liên Hoa (tức Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt) đang bận hoằng hóa ở kinh đô Huế.

Tháng 3 năm Ất Dậu (1825), vua Minh Mạng cho vời Thiền sư Hải Tịnh ra trụ trì

chùa Thiên Mụ ở kinh đô Huế. Sách Đại Nam Thực Lục chánh biên, đệ nhị kỷ ghi: “Năm
Ất Dậu, Minh Mạng thứ sáu, tháng 3... cho vời Sư chùa Từ Ân ở Phiên An là Nguyễn
Tâm Đoan, khiến sung làm Trụ trì chùa Thiên Mụ.”

Thiền sư Tiên Giác Hải Tịnh giữ chức Tăng cang chùa Thiên Mụ ở kinh đô Huế

một thời gian, chưa rõ bao lâu; Tăng cang Hải Tịnh bị tội, chưa biết rõ tội gì, nên bị cách
chức Tăng cang, bị đày làm việc nặng ở chùa này, chưa rõ bị bắt làm việc nặng trong thời
gian bao lâu, mãi đến khi vua Thiệu Trị lên ngôi (năm 1841), Thiền sư Hải Tịnh mới
được Vua tha tội và cho phục hồi chức Tăng cang, tuy nhiên lúc đó ở chùa Thiên Mụ đã
có Tăng cang Nguyễn Văn Thường (Tế Bổn Viên Thường?), nên Tăng cang Hải Tịnh
vẫn phải ở chùa Thiên Mụ, chờ khi nào có chùa quan (chùa do vua lập) nào thiếu Tăng
cang thì sẽ cử thay thế.

Trong tờ dụ ngày 16 tháng 3 năm Thiệu Trị nguyên niên (1841) viết như sau:

“Nguyên Trụ trì chùa Thiên Mụ là Nguyễn Tâm Đoan, trước nhân can án phạm lỗi bị
cách chức bỏ Tăng cang, nhưng chuẩn cho ở chùa ấy làm công việc nặng nhọc để chuộc
tội, gần đây đã biết xấu hổ ăn năn lỗi trước, truyền gia ân khoan miễn cho Nguyễn Tâm
Đoan. Bộ Lễ hãy cấp hoàn một văn bằng Tăng cang và vẫn chuẩn cho ở tại chùa này làm
việc, chờ khi có chùa quan nào khuyết Trụ trì sẽ bổ sung. Khâm thử.”

Việc Tăng cang Hải Tịnh bị kết tội và bị cách chức Tăng cang chùa Thiên Mụ có

thể xảy ra vào khoảng năm 1833-1835, vì sau khi Tổng trấn thành Gia Định là Tả quân
Lê Văn Duyệt chết, vua Minh Mạng vì tư thù, cho điều tra để kết tội Lê Văn Duyệt, vì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.