THIỀN SƯ VIỆT NAM - Trang 296

Sanh tiền giáo huấn đắc nhân, vô tử nhi hữu tử,
Một hậu lưu danh tại thế, tuy vong giả bất vong.
(Khi sống dạy dỗ được người, không con như có con,
Lúc mất lưu danh lại đời, tuy mất nhưng không mất.)

Cặp câu đối này vừa mang ý nghĩa hợp với đạo và đời. Một vị “Thầy” (thầy giáo

hay thầy tu), lúc còn sống dạy dỗ được người đời, dầu không có con để nối dòng dõi mà
cũng như có con vì có học trò nối truyền. Vị thầy này khi mất rồi, danh tiếng vẫn lưu lại
trong đời. Tuy thân xác không còn nhưng danh vẫn không bao giờ mất.

Năm Gia Long thứ mười tám (1819), Hòa thượng Viên Quang mở Giới đàn tại

chùa Giác Lâm, Tăng chúng và thiện nam tín nữ đến qui y thọ giới rất đông.

Hòa thượng Tổ Tông Viên Quang viên tịch tại chùa Giác Lâm vào ngày mùng ba

tháng chạp năm Đinh Hợi (1827), thọ bảy mươi tuổi, đồ chúng lập tháp chôn hài cốt tại
sân chùa, trên bia tháp chỉ ghi đơn sơ: “Lâm Tế Chánh Tông, Tông Hiến Quang Công,
Đại lão Hòa thượng.”

Hiệp biện Đại học sĩ Trịnh Hoài Đức viết về Đại lão Hòa thượng Viên Quang như

sau:

“Đại lão Hòa thượng Viên Quang thuộc thế hệ 36 của phái thiền Lâm Tế Chánh

Tông, trải từ tuổi nhỏ cho đến khi già, kiên trì tu hành, ngày càng tinh tấn, lại có tánh ưa
cảnh khói mây, núi non sông suối (yên hà tuyền thạch), ít khi đến chỗ thành thị huyên
náo.”

Từ khi Ngài đến chùa Giác Lâm, chùa này có tình cảnh hợp với câu thơ:

Sơn trung tức phiền não
Lâm hạ xuất già-lam.

Tạm dịch:

Trên núi dứt phiền não
Trong rừng xuất hiện chùa.

Theo tài liệu ở chùa Giác Lâm cho biết, Hòa thượng Tổ Tông Viên Quang tịch

năm Đinh Hợi (1827), thọ bảy mươi tuổi, như vậy là Hòa thượng có thể sanh vào năm
Mậu Dần (1758).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.