THIỀN SƯ VIỆT NAM - Trang 294

hơn nửa thế kỷ (lập năm 1744). Chùa Giác Lâm do cư sĩ Lý Thoại Long đứng ra quyên
góp tiền của bá tánh để xây dựng, nên chùa cất bằng cây thường và không mỹ thuật, cột
kèo bằng cây tạp nên mau hư mục. Thiền sư Viên Quang cho xây cất chùa lại bằng các
loại gỗ quí, cây to, có cây to đến nỗi hai mươi người vẫn chưa khiêng được. Gỗ, ngói
được chuyển đến bằng đường thủy. Gỗ quí từ rừng đưa về, được chở bằng thuyền hoặc
kết bè, mà chùa Giác Lâm cách xa bến sông đến 2km. Gỗ được đưa từ rừng, xuôi theo
sông Đồng Nai, đổ vào sông Bến Nghé, theo rạch Ông Bường, ghé vào bến ở trên bờ rạch
Hổ Đất. Từ rạch Hổ Đất đưa về chùa bằng xe trâu. Có nhiều cây to quá, xe trâu kéo
không muốn nổi. Cây gỗ chuyển về bến ở rạch Hổ Đất quá nhiều nên Thiền sư Viên
Quang phải cử sư Hương đăng của chùa Giác Lâm xuống đó lập am tranh vừa tu hành,
vừa giữ gỗ. Chùa phải xây cất trong nhiều năm mới hoàn thành (1798-1804), ông Hương
đăng ở bến lo giữ gỗ vẫn chuyên cần công phu, lại khéo léo tu bổ trang trí biến am tranh
thành một am thờ Bồ-tát Quan Thế Âm rất đẹp.

Năm Giáp Tý (1804), việc xây cất lại chùa Giác Lâm được hoàn mãn, chùa được

dựng với cột gỗ rất quí, cột được làm bằng lõi cây, đường kính bốn, năm tấc tây nên rất
chắc, không bị mối mọt và mục nát. Muốn có cột to với lõi cây như thế, cây nguyên của
nó đường vòng phải đến hai người ôm mới hết, các thợ mộc phải đẽo gọt rất công phu và
mất nhiều thì giờ. Ngoài ra, các câu đối được khắc ngay trên cột, nên các tấm liễn này
cũng rất bền chắc; các chữ Nho khắc trên cột rất mỹ thuật, lớp vàng mạ sơn lên chữ Nho
làm bằng vàng tốt nên chữ vẫn còn màu vàng sáng óng ánh, không bị mờ đen, lớp mạ
không bị tróc vỡ.

Hiện trong chùa Giác Lâm còn hai tấm liễn có ghi như sau:
Vạn pháp đài trung tuyên Tứ đế, báo Phật Tổ hồng ân kỳ phong điều vũ thuận.
Đại hùng bảo điện diễn Tam thừa, chúc Hoàng vương thánh thọ nguyện quốc thái

dân an.

(Trên đài Phật pháp, truyền Tứ đế, đáp hồng ân Phật Tổ, cầu mưa hòa gió thuận.
Nơi điện Phật Tổ, diễn Tam thừa, chúc Hoàng vương sống thọ, nguyện đất nước

thái bình dân an.)

Trên hai câu liễn có khắc các hàng chữ nhỏ: “Gia Long tam niên Giáp Tý, thái tuế

trọng Đông, kiết đán” và “Mộc Ân đệ tử, thiện tín chúng đẳng khẩn bái phụng cúng” cho
chúng ta biết được Phật tử Mộc Ân và thiện nam tín nữ khẩn thành lễ bái và phụng cúng
vào ngày tốt, trọng Đông (tháng 11) năm Giáp Tý, niên hiệu Gia Long thứ ba (1804).

Sau khi chùa hoàn thành, Hòa thượng Tổ Tông Viên Quang tiếp tục khai giảng

kinh luận trở lại, chư Tăng ở các tỉnh tựu về theo học rất đông.

Khoảng năm 1816-1820, An toàn hầu Trịnh Hoài Đức được Gia Long cử làm

Hiệp tổng trấn “Gia Định thành” (gồm sáu tỉnh Nam kỳ sau này). Trong thời gian này,
trong một dịp lễ ở chùa Tập Phước (xã Bình Hòa, Gia Định), tình cờ Hiệp biện Đại học sĩ
Trịnh Hoài Đức gặp lại Hòa thượng Tổ Tông Viên Quang, là bạn cũ từ thuở thơ ấu ở quê
ngoại, cảm hứng thành bài thơ ngũ ngôn rất đặc sắc, thể hiện trình độ thâm hiểu Phật
pháp sâu xa và tâm chân thật của một bậc trí giả liễu ngộ lý đạo và hành thâm Phật đạo:

“Ức tích thái bình thì,
Lộc Động phương thịnh mỹ,
Thích-ca giáo hưng sùng,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.