Thiền sư TỔ TÔNG VIÊN QUANG
(1758 - 1827)
(Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
Thiền sư Viên Quang, húy Tổ Tông, chưa rõ tên họ thật, có thể là người Minh
hương (người Việt lai Trung Hoa) vì ông nội của Sư là một trong số tướng sĩ trong đạo
quân của Tổng binh Cao lôi liêm Trần Thượng Xuyên của nhà Minh không chịu thần
phục nhà Thanh, nên bỏ Trung Hoa qua Đàng trong (Đại Việt) xin thần phục chúa
Nguyễn vào năm 1679, được chúa Nguyễn cho vào làm ăn sanh sống ở Đồng Nai. Tổng
binh Trần Thượng Xuyên đã định cư ở vùng Bàn Lân, sau dời lên vùng Tân Lân (trung
tâm thành phố Biên Hòa ngày nay) và phát triển cù lao Phố (xã Hiệp Hòa ngày nay)
thành một thành phố lớn, đồng thời là một giang cảng quốc tế, gọi là “Đại phố Đồng Nai”
(Đồng Nai đại phố).
Lúc còn nhỏ, Thiền sư Viên Quang cùng Trịnh Hoài Đức
thường đến chùa Đại
Giác tại Đại phố Đồng Nai để lễ sám. Sau đó, lớn lên Thiền sư Viên Quang tiếp tục tu
hành, Trịnh Hoài Đức theo Nho học, và ra làm quan dưới thời vua Gia Long và Minh
Mạng, được thăng đến chức Hiệp biện Đại học sĩ, tước An toàn hầu.
Lúc còn nhỏ, Thiền sư Viên Quang đã tu học ở chùa Đại Giác, Trụ trì là Hòa
thượng Thành Đẳng Minh Lượng.
Khi lớn lên, Thiền sư Viên Quang qui y thọ giáo với đệ tử của Hòa thượng Thành
Đẳng là Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc, là vị khai sơn chùa Từ Ân ở Gia Định (năm 1744).
Thiền sư Viên Quang tu học từ nhỏ giỏi chữ Hán, chịu khó và chăm chỉ tu hành,
nghiên cứu nhiều kinh sách, từ kinh sách Phật giáo đến các môn học khác như sách Nho
học, Lý dịch, Địa lý... nên uyên thâm cả Phật học và Nho học. Với sức học uyên bác đó,
Thiền sư Viên Quang được thầy cử thay thầy diễn giảng kinh pháp cho Tăng chúng ở
chùa.
Năm Nhâm Thìn (1772), chùa Giác Lâm khuyết thầy Trụ trì, nên Phật tử chùa này
đến chùa Từ Ân xin Hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc cử Sư đến hoằng hóa. Thiền sư Viên
Quang được thầy bổ đến trụ trì tại chùa Giác Lâm xã Phú Thọ, huyện Tân Bình, dinh
Phiên Trấn (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Khi về chùa Giác Lâm, Thiền sư Viên Quang đã là một vị Cao tăng uyên bác với
tâm nguyện phổ hóa Phật pháp, Thiền sư Viên Quang mở rộng chùa Giác Lâm thành Phật
học xá, thông báo cho chư Tăng khắp nơi ai muốn tham học Phật pháp thì đến chùa Giác
Lâm. Chùa đài thọ cho Học tăng mọi phí tổn, từ việc ăn uống đến kinh sách, tập bút...
Thiền sư Viên Quang đứng ra thuyết giảng kinh pháp, vừa lo cả vấn đề tài chánh
cho chùa. Phật học xá này hoạt động suốt hai mươi mấy năm, mà chi phí cho chùa vẫn
được đầy đủ, sung túc.
Năm Mậu Ngọ (1798), Thiền sư Viên Quang phải tạm cho Học tăng nghỉ học một
thời gian để lo đại trùng tu lại chùa Giác Lâm, vì chùa đã bị hư mục sau khi được lập đến
(1)
Trịnh Hoài Đức (1765-1825).