Thiền sư NHƯ NHÃN TỪ PHONG
(1864 - 1938)
(Đời thứ 39, tông Lâm Tế)
Thiền sư Từ Phong, húy Như Nhãn, tên là Nguyễn Văn Tường, sanh năm Giáp Tý
(1864), niên hiệu Tự Đức thứ 18, tại thôn Đức Hòa thượng (sông Tra), tổng Dương Hòa
thượng, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (quận Đức Hòa, tỉnh Long An sau này).
Cha mẹ là nông dân, năm Canh Thìn (1880), cha mẹ định lo cưới vợ cho, nhưng
Nguyễn Văn Tường bỏ nhà lên chùa Thiền Lâm tại làng Hiệp Ninh quận Châu Thành,
tỉnh Tây Ninh qui y thọ giáo với Thiền sư Minh Đạt. Sau khi tu học ở đây một thời gian,
Nguyễn Văn Tường xuống chùa Giác Viên (làng Bình Thới, Gia Định) xin thọ giáo với
Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Ân, được ban pháp danh là Từ Phong, húy Như Nhãn; lúc
đó sư Từ Phong cũng đã thông hiểu kinh pháp nên được Thiền sư Hoằng Ân cử làm thơ
ký ở chùa Giác Viên.
Năm 1887, bà Trần Thị Liễu, quê ở làng Tân Hòa Đông (Phú Lâm), xây dựng
xong một ngôi chùa; bà đến xin Thiền sư Hoằng Ân cử Sư về chùa mới này để lo hoằng
dương Phật pháp. Thiền sư Hoằng Ân đặt tên chùa là Giác Hải và cử sư Như Nhãn Từ
Phong về trụ trì chùa này.
Năm Kỷ Dậu (1909), chùa Long Quang ở Châu Thành Vĩnh Long khai trường
Hương, thỉnh Thiền sư Từ Phong làm Pháp sư.
Năm Kỷ Mùi (1919), Thiền sư Chánh Hậu (thường được gọi là Hòa thượng Tồn)
ở chùa Vĩnh Tràng (chợ cũ Mỹ Tho) khai trường Hương, Thiền sư Từ Phong được thỉnh
làm Pháp sư.
Cũng trong năm đó, bà Trần Thị Thọ cũng muốn khai trường Hương tại chùa Bửu
Long của bà ở thôn Trung Tín, tổng Bình Trung huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Thiền sư Chánh Hậu phải nhờ Thiền sư Từ Phong và sư Trụ trì chùa Long Quang (Vĩnh
Long) xin bà Thọ dời lại năm sau. Vì vậy, năm Canh Thân (1920) chùa Bửu Long ở
Vũng Liêm (Vĩnh Long) khai trường Hương, Thiền sư Từ Phong cũng được thỉnh làm
Pháp sư.
Trong khoảng thời gian 1920-1925, Thiền sư Từ Phong xây dựng một chùa mới ở
Gò Kén, thôn Thái Hiệp Thạnh, gần tỉnh lỵ Tây Ninh, đặt tên là chùa Thiền Lâm, để nhớ
lại chùa Thiền Lâm xưa của Thiền sư Minh Đạt ở châu thành Tây Ninh (chùa này nhỏ
hẹp, không có đất trống nên không thể xây cất lớn hơn được).
Năm 1926, đạo Cao Đài ở Tây Ninh mới thành lập, chưa có trụ sở chánh thức, đã
phải mượn Thiền sư Từ Phong chùa Thiền Lâm để thiết Đàn, cầu cơ bút. Sau đó, đạo Cao
Đài mới xây dựng Thánh thất ở Long Hoa (Tây Ninh).
Nhờ ảnh hưởng của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Trung Hoa sau Cách mạng
Tân Hợi (1911), ở Việt Nam cũng dấy lên phong trào Chấn hưng Phật giáo.
Trong thời gian 1911-1930, phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ phát triển
nhờ hoạt động tích cực của chư Thiền đức nổi danh thời đó như Hòa thượng Khánh Hòa