Thiền sư HẢI BÌNH BẢO TẠNG
(1818 - 1862)
(Đời thứ 40, tông Lâm Tế)
Thiền sư Bảo Tạng, húy Hải Bình, thuộc thế hệ 40 của phái thiền Lâm Tế, chi
phái Liễu Quán (truyền theo bài kệ: “Thiệt Tế Đại Đạo, Tánh Hải Thanh Trừng...”) tên
tục là Lê Chi
(1)
, quê ở làng Nguyễn Chi thuộc Phú Yên, sanh năm Mậu Dần (1818).
Thiền sư Bảo Tạng qui y thọ giới với Hòa thượng Sơn Nhân (tức Thiền sư Tánh
Thông Giác Ngộ), ở chùa Bát-nhã trên núi Long Sơn (Phú Yên).
Sau thời gian tu học ở chùa Bát-nhã, Thiền sư Bảo Tạng cùng hai Sư huynh là
Thiền sư Bảo Thanh và Bảo Chân vân du hoằng hóa về phương Nam. Trong khi hai Sư
huynh Bảo Thanh và Bảo Chân vào hoằng hóa ở vùng Đồng Nai (miền đông Nam Bộ
ngày nay), Thiền sư Bảo Tạng đến núi Trà Bang (làng Bình An - Phú Quí - Phan Rang)
tu hành. Sau đó, sư Bảo Tạng đến vùng Vĩnh Hảo, lập chùa Linh Sơn để hoằng dương
Phật pháp ở vùng Phan Rang - Phan Rí.
Năm 1845, Thiền sư Bảo Tạng đến hoằng hóa ở núi Cổ Thạch, cách xã Bình
Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Thuận Hải về phía đông bắc 2km
(2)
. Hương hào Hồ Công
Điểm ở xã Bình Thạnh không có con, gặp Thiền sư Bảo Tạng xin cầu tự, sau đó vợ ông
Điểm sanh một trai và một gái. Mang ơn đó, và tin theo Phật pháp do Thiền sư Bảo Tạng
giảng dạy, ông Điểm phát tâm xây dựng một ngôi chùa bằng cây, lợp lá rất khang trang ở
Cổ Thạch. Sau một thời gian ngắn ở chùa Cổ Thạch, Thiền sư Bảo Tạng lại tiếp tục vào
phương Nam bằng đường biển.
Thiền sư Bảo Tạng đến Bào Trâm, gần mũi Kê Gà (Hàm Tân) hoằng dương Phật
pháp. Sư Thông Ân khai sơn chùa Kim Quang nghe danh tiếng sư Bảo Tạng nên đến
thỉnh sư Bảo Tạng về chùa và xin thọ giới Cụ túc với Thiền sư Bảo Tạng được ban pháp
danh là Hữu Đức.
Trong thời gian hoằng hóa ở vùng Tam Phan (Phan Rang - Phan Rí - Phan Thiết),
có lần Thiền sư Bảo Tạng vân du vào vùng Đồng Nai thăm hai Sư huynh là Bảo Thanh
và Bảo Chân.
Trong thời gian hoằng hóa ở Bào Trâm, Thiền sư Bảo Tạng tìm được đường
ngầm vào núi Trà Cú
(3)
và nhận thấy núi này là nơi “địa linh”, có nhiều long mạch hội tụ,
Thiền sư Bảo Tạng tu hành trong một hang đá gần đỉnh núi Trà Cú, phía dưới hang có
mạch nước trong mát, sau này được gọi là “hang Tổ”.
(1)
Tên tục của Thiền sư Bảo Tạng là Lê Chi quê ở làng Nguyễn Chi theo lời kể của sư Minh Đức, trụ trì
chùa Cổ Thạch.
(2)
Cổ Thạch ở sát bờ biển, thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Thuận Hải, cách thành phố Hồ Chí
Minh gần 300km.
(3)
Núi Trà Cú ở gần Hàm Tân (tỉnh Thuận Hải), cách Phan Thiết 26km, và cách thành phố Hồ Chí Minh
173km về phía Bắc.