Thiền sư MÃN GIÁC
(1052 - 1096)
(Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
Sư họ Nguyễn tên Trường, quê ở Lũng Chiền làng An Cách. Thân phụ là Hoài Tố
làm chức Trung thơ Viên ngoại lang.
Lúc vua Lý Nhân Tông còn làm Thái tử, triều đình có chọn con em của các danh
gia vào hầu. Sư là người học rộng hiểu nhiều lại thông cả Nho, Lão, Phật nên được dự
tuyển. Những lúc rảnh, Sư thường chú tâm vào Thiền-na. Đến khi vua Lý Nhân Tông lên
ngôi, vì lòng mến Sư nên ban hiệu Hoài Tín.
Khoảng niên hiệu Anh Võ Chiêu Thắng (1076-1084), Sư dâng biểu xin xuất gia,
theo học với Thiền sư Quảng Trí. Sau khi được tâm ấn, Sư thường chống gậy mang bát
vân du khắp nơi, để tìm thiện tri thức. Sư đến nơi nào thường có học giả vân tập đông
đảo.
Sau, Sư xem Đại tạng kinh được Trí vô sư, là bậc lãnh tụ pháp môn trong một
thời vậy.
Vua và bà Hoàng thái hậu Cảm Linh Nhân (Ỷ Lan) đang để tâm học Thiền, bèn
dựng ngôi chùa bên cạnh cung Cảnh Hưng hiệu là Giáo Nguyên, thỉnh Sư trụ trì để tiện
việc tới lui học hỏi. Đối với Sư chẳng dám gọi danh thường, chỉ xưng là Trưởng lão.
Một hôm, nhà vua bảo Sư:
- Bậc chí nhân thị hiện, cốt cứu vớt chúng sanh, không hạnh nào chẳng đủ, không
việc nào chẳng tu, chẳng phải chỉ sức định tuệ, mà cũng có công giúp ích, nên phải kính
nhận đó.
Bèn phong hiệu Giáo Nguyên Thiền Viện, Hoài Tín đại sư truyền Tổ Vô Tu Vô
Chứng Tâm Ấn.
Sư phụng chiếu nhận chức Nhập nội Đạo tràng, Tứ tử Đại Sa-môn, Đồng tam ty
Công sự, được quyên năm mươi hộ.
Niên hiệu Hội Phong thứ năm (1096), cuối tháng 11, Sư cáo bệnh để kệ dạy
chúng:
Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười.
Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu già đến rồi.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua, sân trước, một cành mai.
(Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.