THIỀN SƯ VIỆT NAM - Trang 73

Thiền sư NGỘ ẤN

(1019 - 1088)

(Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Đàm, tên Khí, quê ở Tư Lý làng Kim Bài. Theo truyền thuyết, mẹ Sư họ

Cù, khi chưa lấy chồng nhà bà ở gần khu rừng cạnh làng. Một hôm, bà đang dệt vải ở
trong nhà, bỗng có một con khỉ lớn vào ôm sau lưng bà trọn cả ngày rồi mới đi. Sau đó,
biết có thai. Khi bà sanh được một đứa con trai, bà ghét lắm đem bỏ trong rừng. Trong
làng có một nhà sư họ Đàm, người Chiêm Thành, lượm đem về nuôi đặt tên là Khí.

Năm Sư lên mười, nhà sư Chiêm Thành cho Sư theo học Nho, học vấn càng ngày

càng tiến. Sư thông cả hai thứ chữ Hán và Phạn. Năm mười chín tuổi, Sư xuất gia thọ
giới Cụ túc, chuyên học hai bộ kinh Viên Giác và Pháp Hoa, nghĩa lý thông suốt. Sư theo
học thiền với Thiền sư Quảng Trí ở chùa Quán Đỉnh và được Quảng Trí truyền tâm ấn.

Sau, Sư đi vào Ninh Sơn phủ Thiên Ứng kết cỏ làm am tranh ở tu (sau thành chùa

hiệu là Long Ân), lấy hiệu là Ngộ Ấn.

Có vị Tăng đến hỏi:
- Thế nào là đại đạo?
Sư đáp:
- Là đường cái.
- Con hỏi đại đạo, Hòa thượng đáp đường cái, chưa biết bao giờ đạt được đại đạo?
- Con mèo chưa biết bắt chuột.
- Con mèo có Phật tánh chăng?
- Không.
- Hòa thượng có Phật tánh chăng?
- Không.
- Tất cả chúng hàm linh đều có Phật tánh, vì sao riêng Hòa thượng không có?
- Vì ta chẳng phải hàm linh.
- Đã chẳng phải hàm linh tức là Phật chăng?
- Ta chẳng phải Phật, cũng chẳng phải hàm linh.

*

* *

Có người đến hỏi:
- Thế nào là Phật, Pháp và Thiền?
Sư đáp:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.