như thế này: “Người ta nếu ăn quá nhiều thì cơ thể sẽ khó chịu, đầu óc sẽ kém minh mẫn, lâu
dần sẽ sinh bệnh. Nếu bị bệnh thì không thể học được mà cũng chẳng thể chơi được. Không
những thế, khi con bệnh thì bố mẹ cũng sẽ phải vì chăm sóc con mà không thể làm việc
được.” Nếu thấy có đứa trẻ con nhà người quen biết bị ốm, Witte cha sẽ dẫn con đến thăm,
không quên những lời giáo huấn từ thiết thực: “Đó con xem, bạn ấy vì ăn uống bừa bãi nên
sinh bệnh đó…”
Ông kể lại, “Có lần 2 cha con đi dạo gặp người quen và nói chuyện như sau:
-Xin chào, mọi người trong nhà có khỏe không ạ?
-Dạ cảm ơn.
-Chẳng phải cháu ở nhà bị ốm sao?
-Vâng, nhưng sao bác biết ạ?
-Cái đó tôi biết chứ, vì là sau Giáng sinh mà.
Tôi hoàn toàn không nói mò. Đứa trẻ đó ngày thường đã ăn quá nhiều, sau lễ Giáng
sinh thì chắc chắn sẽ phát ốm. Sự thực đúng như vậy. Tôi đưa con trai đến thăm, đứa bé đó
đang rên hừ hừ vì đau bụng và đau đầu, và khi nói chuyện thì quả thật là do ăn uống. Con trai
tôi bên cạnh khi đó cũng đã tận mắt chứng kiến và hiểu được mọi chuyện.
Nhờ cách giáo dục này mà Witte hầu như không bg bị ốm vì ăn uống. Khi đến chơi nhà
người quen, được mời kẹo, nhưng dù có hấp dẫn thế nào và họ nói gì đi nữa thì con trai tôi
vẫn không đụng đến. Mọi người nhìn vào, ko nghĩ đó là do Witte tự nguyện. Ai cũng cho
rằng đó là do tôi quá nghiêm khắc. Suy từ bản thân họ và con họ thì đúng là không thể hiểu
nổi tại sao Witte lại có thể tự kiềm chế như vậy. Nhưng nếu được dạy bảo từ đầu, chắc chắn
đứa trẻ nào cũng sẽ giống như con tôi.”
Đúng như Witte cha nói, nhiều cha mẹ vì nuông chiều con nên để con ăn uống không có
quy tắc, không có giới hạn, tạo cho con thói quen ăn uống bừa bãi. Điều đó làm giảm sút tinh
thần và trí lực của trẻ. Và như thế dù có giáo dục từ sớm hay giáo dục kiểu gì đi nữa thì cũng
không có hiệu quả.