Hôm sau 2 cha con được mời dự tiệc buổi tối với các quần thần và mọi người đều hài
lòng với Witte. Quốc vương cũng không muốn 2 cha con không đi Raipusichi mà ở lại học tại
Đại học Hale hoặc Gechingen. Nhưng Witte cha, vì muốn đáp lại tấm lòng của người dân
Raipusichi nên đã từ chối. Không được phép của Quốc vương, họ phải tạm thời dừng lại ở
Rohyo để đợi. Ngày 29 tháng 7 năm đó, trong triều đưa tới một bức thư trong đó đưa ra quyết
định sẽ tài trợ cho Witte con mỗi năm 6 mác để theo học trường ĐH Gechigen.
XIX.
Vì lý do đã nói ở trên, mùa thu năm đó Witte con bắt đầu nhập học trường ĐH
Gechigen và học tại đây 4 năm. Trong thời gian này cậu đã học được rất nhiều. Học kỳ 1 là
về Vật lý học và lịch sử cổ đại, học kỳ 2 là Số học và thực vật học, kỳ 3 là Toán học ứng
dụng và Lịch sử tự nhiên, kỳ 4 là Hóa học và Giải tích, kỳ 5 là Lượng giác và Hóa học thực
nghiệm, kỳ 6,7,8… Trong thời gian đầu đi học, Witte cha cũng đi cùng để chăm sóc, vì lúc
đó cậu vẫn còn khá nhỏ.
Cuộc sống của Witte ở trường ĐH khá dư thừa thời gian. Một cậu bé tầm 10 tuổi cùng
với những thanh niên 20 tuổi, tưởng rằng sẽ hụt hơi, thực tế lại rất thư thả. Cậu vẫn có thời
gian vận động, vui chơi. Witte thường hay ra ngoài sưu tập động thực vật, vẽ tranh, chơi
piano và cả dancing. Ngoài những bài giảng, cậu vẫn không quên nghiên cứu về ngôn ngữ
học cổ điển và hiện đại. Mùa xuân năm 1811, khi gần hết học kỳ 2, Witte cha kể lại: “Vào kỳ
nghỉ lễ Phục sinh, tôi đưa con đi Du lịch. Điều này khiến mọi người rấ ngạc nhiên. Họ đã
nghĩ tôi sẽ nhân cơ hội này để giúp con ôn tập miệt mài trong thư viện. Thực tế là có một
người bạn đã khuyên tôi như vậy, nhưng tôi bảo: Nếu muốn con tôi thành con rối thì tôi sẽ
làm như vậy. Nhưng mục đích của tôi không phải là biến con thành con rối. Hơn nữa sức
khỏe và tầm nhìn của con tôi quan trọng hơn học vấn. Thời gian cho việc học như thế là đủ
rồi.”
Witte cha rất chú ý đến sức khỏe của con. Vào những ngày thời tiết khô ráo, ông rất
khuyến khích con ra ngoài vận động, vào ngày mưa nhỏ hoặc có tuyết, 2 cha con chỉ đi dạo.
Trời lạnh thì hiếm khi thấy họ trên đường.