mặt, hay nói cách khác, nó mang dư vị của niềm hạnh phúc khi nhìn thấy sự trưởng thành sau
những gì đã trải qua…
Sau cùng, Berle hết sức hoan nghênh những người làm cha mẹ đã nhẫn nại, nhiệt tình,
không mệt mỏi trong việc giáo dục con cái. Trên đời này chẳng có ai giám sát việc dạy bảo
con của cha mẹ, cho nên những việc phải làm có khi lại không được làm và ngược lại, dẫn
đến chỗ rất dễ phạm sai lầm. Vì thế, các bậc cha mẹ phải kiên tâm, nhẫn nại, nỗ lực thực hiện
các kế hoạch, các dự định nuôi dạy con của mình cho tốt nhất.
Chương 7: Phương pháp giáo dục của Stoner.
I.
Trong số những người đã đọc cuốn “Giáo dục Karl Witte” và áp dụng thành công với
con mình còn có một người nữa, đó là Phu nhân Stoner. Bà hiện là giảng viên môn ngữ học
tại ĐH Pittsburgh, bang Pennsylvania, USA. Bà xuất thân từ trường nữ học Radcliffe, và
người đầu tiên đưa đến khái niệm Giáo dục sớm cho bà chính là Tiến sĩ James. Ông cũng là
người đã giới thiệu cho bà cuốn sách của Witte –cha.
Con gái độc nhất của bà là Winifred hiện nay 14 tuổi, cô bé biết làm thơ từ năm lên 3, 4
tuổi đã biết viết kịch bằng tiếng Esperanto. Các tác phẩm của cô được đăng lên các báo và tạp
chí khi mới 5 tuổi, sau đó được xuất bản thành tập và được đánh giá rất cao.
Vào năm con gái được 12 tuổi, Stoner viết cuốn Giáo dục tự nhiên kể về phương pháp giáo
dục của mình. Tôi xin giới thiệu khái quát cuốn sách khá thú vị này.
II.
Tôi bắt đầu giáo dục con bằng việc huấn luyện 5 giác quan. Vì nhiều khả năng của trẻ
nếu không được sử dụng thì sẽ vĩnh viễn mất đi, nên phải tập cho trẻ sử dụng 5 giác quan
càng sớm càng tốt. Trong 5 giác quan đó thì trước hết phải phát triển thính giác. Người mẹ
hát cho con nghe là việc rất có ích, nhưng tiếc thay tôi lại không biết hát. Sau đó tôi nhớ ra
tập thơ Aeneis của Vergilius có âm điệu rất hay, bèn đọc cho con nghe.